Ngành thương mại quốc tế trường FTU

Review ngành thương mại quốc tế trường FTU

Ngành Thương mại quốc tế đang được nhiều bạn trẻ quan tâm bởi tính đa dạng về kiến thức và cơ hội việc làm cao trong nền kinh tế hội nhập hiện tại và tương lai.

>>> Xem thêm: Các ngành của Đại học ngoại thương và điểm chuẩn các năm

I. Một số yêu cầu về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ ngành thương mại quốc tế

  • Xét ở góc độ chuyên môn

Ngành thương mại quốc tế có nền tảng là ngành kinh tế, với các mảng kiến thưc chuyên môn chính cần có gồm: Luật thương mại quốc tế, Marketing quốc tế, Kinh tế quốc tế, Giao dịch thương mại quốc tế, Đàm phán Ngoại thương, Thương mại và sở hữu trí tuệ, Thương mại dịch vụ,…

Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư, thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ, đồng thời am hiểu luật pháp thương mại quốc tế, các vấn đề liên quan đến Tổ chức thương mại thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế,…

Sau khi tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế học viên sẽ có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ nằn và năng lực thực hiện nghiên cứu, hoạch định các chính sách và giải quyết các vấn đề nghiệp vụ phát trong lĩnh vực kinh tế và thương mại quốc tế.

  • Xét ở góc độ kỹ năng

– Kỹ năng nghề nghiệp

Phát hiện vấn đề, mối tương quan giữa các vấn đề trong lĩnh vực Thương mại quốc tế, định hướng giải quyết vấn đề, xác định vấn đề ưu tiên, đề xuất giải pháp và kiến nghị trong lĩnh vực Thương mại quốc tế;

Thu thập, phân tích và xử lý thông tin kinh tế, lập và triển khai kế hoạch nghiên cứu và phát triển, giải quyết các vấn đề về thương mại quốc tế của doanh;

Nghiên cứu, đánh giá các thị trường và lập các chương trình marketing xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế của doanh nghiệp;

Có các kỹ năng cần thiết trong hoạt động thương mại quốc tế: hạch toán, lập kế hoạch kinh doanh, điều hành các hoạt động giao nhận và kho vận quốc tế, thanh toán quốc tế, chăm sóc khách hàng và đối tác;

Có khả năng kiểm định giả thuyết và phản biện, giao dịch, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và các văn bản chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa;

Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn công việc, nghiên cứu thực nghiệm, biết sử dụng các công cụ nghiên cứu, biết cải tiến, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp., xây dựng các chương trình vượt rào cản Kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong xuất nhập khẩu hàng hóa.

Kỹ năng mềm

Làm việc theo nhóm: hình thành nhóm; vận hành, lãnh đạo nhóm; tạo động lực làm việc và phát triển nhóm; có khả năng làm việc hiệu quả với các nhóm khác.

Hoạch định chiến lược giao tiếp; xây dựng cấu trúc giao tiếp (biết cách lập luận, sắp xếp ý tưởng,…); chuyên nghiệp trong giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp qua thư điện tử và các phương tiện truyền thông khác. Làm báo cáo, trình diễn và truyền thông thương mại quốc tế

Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục để đưa ra quyết định trên nền tảng luật pháp và trách nhiệm với xã hội.

Kỹ năng tin học sử dụng thành thạo tin học văn phòng và phần mềm chuyên dụng.

Cơ hội xin việc làm của ngành thương mại quốc tế
Cơ hội xin việc làm của ngành thương mại quốc tế

II. Cơ hội xin việc làm của ngành thương mại quốc tế

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước như: Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương, Bộ Tài chính; các tổ chức quốc tế; các doanh nghiệp thương mại, các công ty nước ngoài …Các bộ phận cử nhân ngành thương mại quốc tế có thể làm việc

– Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.
– Bộ phận phát triển thị trường, đối tác và khách hàng xuất, nhập khẩu.
– Bộ phận quản trị chất lượng, phát triển sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu.
– Bộ phận quản trị kênh và mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu.
– Bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu.
– Bộ phận quản trị tác nghiệp xuất, nhập khẩu (Lập phương án kinh doanh, giao dịch, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu);
– Bộ phận quản trị logicstic quốc tế
– Bộ phận quản trị tài chính quốc tế
– Bộ phận vượt rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong thương mại quốc tế.
– Bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
– Các công việc R&D xuất, nhập khẩu khác.
– Bộ phận đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh quốc tế
– Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh…) ở các doanh nghiệp.

– Các loại hình tổ chức và doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp
– Các loại hình doanh nghiệp thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ có hoạt động thương mại quốc tế
– Các loại hình doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh có hoạt động thương mại quốc tế
– Các bộ phận nghiên cứu, giảng dạy kinh doanh quốc tế ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
– Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại quốc tế ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

III. Review ngành thương mại quốc tế trường FTU

Hiện nay, Trường Đại học ngoại thương (FTU) được xem là điểm sáng trong lĩnh vực đào tạo ngành thương mại quốc tế. Vậy điều gì đã giúp FTU thu hút nhiều sinh viên trong ngành này.

1. Về chất lượng học tập và giảng dạy

+ Trường Đại học Ngoại thương là trường Đại học công lập chuyên đào tạo về kinh tế danh tiếng nhất cả nước, đào tạo từ cử nhân cho đến thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều loại hình đào tạo. Được khẳng định chất lượng đào tạo về các ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh đứng đầu cả nước về khối ngành kinh tế trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Đại học Ngoại thương được nhiều trường Đại học quốc tế thiết lập quan hệ đào tạo như Đại học La Trobe, Queensland, Úc; Đại học Vân Truyền, Đài Loan; Đại học Asia Pacific, Nhật Bản; Đại học Tổng hợp Colorado (CSU), Hoa Kỳ; Đại học Bedforshire, Anh; Đại học Rennes, Pháp.

+ Sinh viên trường Đại học Ngoại thương được đánh giá rất cao cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Đặc biệt, nhắc đến sinh viên của trường, nổi tiếng nhất là sự năng động và sáng tạo. Số lượng sinh viên đạt học bổng du học nước ngoài chiếm ưu thế so với các sinh viên trường khác.

Ngành thương mại quốc tế trường Đại học Ngoại thương
Ngành thương mại quốc tế trường Đại học Ngoại thương

2. Về cơ sở vật chất

Đại học Ngoại thương có 03 cơ sở ở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh. Để phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học trường đã trang bị máy móc hiện đại với đủ máy điều hòa, hệ thống âm thanh, máy chiếu phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập.

Trong khuôn viên nhà trường có thư viện lớn với hàng nghìn đầu sách để phục vụ tra cứu và học tập của sinh viên. Với các đầu sách đa dạng và cập nhập xu hướng kinh tế xã hội ngoài ra còn có các lĩnh vực về văn hóa, lịch sử và con người,…

3. Học phí

Học phí của trường khoảng 18,3 triệu đồng/năm. Tăng không quá 10% mỗi năm.

Học phí thu dựa trên số tín chỉ học nên mỗi ngành có số tín chỉ học khác nhau sẽ có mức học phí khác nhau nhưng không quá chênh lệch.

Học phí các ngành mỗi năm tăng không quá 10%.

4. Các ngành đào tạo

Đại học Ngoại thương là trường đào tạo đa ngành, đa nghề. Một số ngành điển hình không thể thiếu của trường như: Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Phân tích và đầu tư tài chính, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Nhật thương mại,…

Chương trình học của trường không nặng về lí thuyết như các trường kinh tế khác mà thiên về đào tạo và phát triển kĩ năng bằng việc tập trung vào trải nghiệm cũng như sự tư duy về kinh tế hay kinh doanh ở sinh viên.

Sinh viên được rèn luyện trong môi trường chú trọng thực hành và phát triền kĩ năng hơn các trường kinh tế khác. Sinh viên có nhiều cơ hội thuyết trình, làm việc nhóm, làm case study, lập kế hoạch kinh doanh, ….

5. Cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Theo Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương ,trường đạt tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm thuộc diện cao nhất, 98%.

Sinh viên ra trường có nhiều lợi thế về chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng mềm nên không khó khăn khi đi xin việc.

6. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, có tư duy tổng hợp về kinh tế, sử dụng thông thạo ngoại ngữ tiếng Anh.

Sinh viên chuyên ngành Thương mại quốc tế sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương sẽ có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế và thương mại quốc tế.

Cử nhân Thương mại quốc tế còn được trang bị các kiến thức chuyên sâu về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư, thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ đồng thời am hiểu luật pháp thương mại quốc tế, các vấn đề liên quan đến Tổ chức thương mại thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế …

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thương mại quốc tế có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực thương mại, các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan hợp tác kinh tế thương mại quốc tế của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp thương mại,…

7. Nội dung chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 140 tín chỉ, trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cương: 48 tín chỉ, chiếm 34.3%

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 92 tín chỉ, chiếm 65.7%

Kiến thức cơ sở khối ngành : 6 tín chỉ

Khối kiến thức cơ sở ngành : 21 tín chỉ   học hành chính nhân sự ở đâu tốt

Khối kiến thức ngành : 47 tín chỉ

Kiến thức tự chọn : 6 tín chỉ

Thực tập : 3 tín chỉ

Học phần tốt nghiệp : 9 tín chỉ

– Chưa bao gồm khối lượng kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Sinh viên được lựa chọn chương trình đào tạo riêng cho mình dưới sự tư vấn, đề xuất của cố vấn học tập theo chương trình chung được trình bày ở trên.

>>> Xem thêm: Top 3 địa chỉ học kế toán thực hành cho người chưa có kinh nghiệm kế toán

Trên đây là ý kiến đánh giá Review ngành thương mại quốc tế trường FTU của các chuyên gia, học viên đã trải nghiệm ngành Thương mại quốc tế tại Trường Đại học Ngọai thương. Còn bạn, bạn đã và đang học ngành thương mại quốc tế ở đâu?

Nếu bạn đã học rồi, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến phản hồi của bạn để sự đánh giá của Dân ngoại thương công tâm và chính xác hơn. Bạn hãy vui lòng comment trải nghiệm, đánh giá của bạn dưới bài viết này nhé. Nếu bạn chưa tham gia hoặc đang tìm hiểu về ngành này, bạn cũng có thể comment câu hỏi xuống dưới bài viết này để admin hoặc người dùng khác chia sẻ thông tin cho bạn.

5/5 - (2 bình chọn)
Previous Article
Next Article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *