ngành logistics và quản lý chuỗi cũng ứng

Review Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang thực sự phát triển nhờ vào hệ thống giao thông ngày càng mở rộng của nước ta.

Do đó, nguồn nhân lực trong ngành đang thiếu hụt đáng kể và tiềm năng cho các công việc hay các ngành học liên quan đến logistics và quản lý chuỗi cung ứng hiện nay là rất cao.

1. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý một mạng lưới các doanh nghiệp được kết nối với nhau tham gia vào việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng.

Nó đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm lưu trữ, vận chuyển vật liệu, xử lý hàng tồn kho, sản xuất, …. nhằm mục đích tối ưu dòng dịch chuyển vật tư và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

So sánh logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Quy mô

Logistics là các hoạt động diễn ra trong quy mô của các công ty vừa và nhỏ còn chuỗi cung ứng hoạt động trong một mạng lưới các công ty làm việc cùng nhau để đưa sản phẩm ra thị trường.

Hoạt động

Logistics truyền thống chỉ tập trung vào các hoạt động như mua hàng, phân phối, bảo trì và quản lý hàng tồn kho. Còn quản lý chuỗi cung ứng không những bao gồm logistics truyền thống mà bao gồm cả các hoạt động như marketing, nghiên cứu sản phẩm mới, tài chính và chăm sóc khách hàng.

Mục tiêu

Mục tiêu của logistics là giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ, trong khi mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là giảm tổng chi phí bằng cách tăng cường hợp tác và phối hợp, do đó nâng cao hiệu quả của toàn bộ hoạt động logistics.

logistics và quản lý chuỗi cung ứng

2. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thi khối nào?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chủ yếu xét tuyển theo 3 khối: A00, A01 và D01. Ngoài ra, một số trường cũng xét tuyển theo các khối khác như: C01, D07, D90,…

3. Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào tốt?

Miền Bắc

  • Trường ĐH Giao thông vận tải
  • Trường ĐH Hàng hải
  • Trường ĐH Thương mại
  • Trường ĐH Kinh tế quốc dân
  • Trường ĐH Ngoại thương

Miền Nam

  • Trường Đại học Kinh tế
  • Trường ĐH Giao thông vận tải
  • Trường ĐH Ngoại Thương
  • Trường ĐH Quốc tế – Đại học quốc gia
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing

4. Điểm chuẩn Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng qua các năm

Từ năm 2017- 2019

Đại học Bách khoa TP HCM lấy điểm chuẩn lần lượt là 25,75; 22,25 và 24,5.

Đại học Giao thông vận tải TP HCM là 24,25; 20,9 và 21,3.

Năm 2020

Đại học Kinh tế TP HCM lấy 27,6 điểm.

Các trường khác đều tăng điểm mạnh như Giao thông vận tải (20,45 🡪 25), Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (23,6 🡪 26,3), Thương mại (23,4 🡪 26,5),…

Đến 2021, 3 trường đại học lấy điểm chuẩn ngành này trên 28 điểm là Ngoại thương (28,8), Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (28,75) và Kinh tế quốc dân (28,3).

>>> Xem thêm bài viết của Dân ngoại thương : Các Ngành HOT Hiện Nay Và Trong Tương Lai 

5. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học những gì?

Đối với trường đào tạo ngành logistics, sinh viên được học về logistics quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng và quản lý hệ thống kho bãi, khai thác phương thức vận chuyển tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian.

Về kỹ năng, sinh viên có thể tham gia lập kế hoạch, tổ chức và điều hành dịch vụ vận chuyển, quản lý bán hàng, thực hành chứng từ, quy hoạch các nút logistics, chọn vị trí kho hàng, trung tâm phân phối, …

6. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm gì?

Các vị trí việc làm khi học chuyên ngành logistics đa dạng, có thể làm việc trong các công ty logistics, đơn vị vận tải, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,… Một số vị trí công việc cụ thể là: Nhân viên xuất nhập khẩu, CSKH, thu mua, chứng từ, hiện trường, thanh toán quốc tế,…

7. Mức lương ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Mức lương của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí:

  • Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không yêu cầu nhiều kinh nghiệm và bạn có thể ứng tuyển vào vị trí này ngay khi tốt nghiệp.
  • Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Có thể thăng tiến lên vị trí này với hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc.
  • Logistics Manager ($1000 -$4000): Đối với vị trí này, bạn cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm và kỹ năng viết – nói tiếng Anh thành thục.
  • Logistics Director ($4000 – $6000): Bạn phải nắm rõ chuyên mônvà có hơn 8 năm kinh nghiệm để trở thành người đứng đầu, quản lý, phân phối và kiểm soát hoạt động logistics của một công ty.
  • Supply Chain Director ($5000 – $7000): Với vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động hậu cần liên quan đến chuỗi cung ứng, không chỉ trong nước mà có thể cả quốc tế.

8. Review Học logistics thực tế ở đâu tốt

Giới thiệu khách quan về khóa học logistics chuyên sâu xnk Lê Ánh

Đối với lĩnh vực đào tạo logistics chuyên sâu, tính thực tiễn của các khóa học của Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh và đội ngũ giảng viên 100% là chuyên gia trong lĩnh vực logistics xuất khẩu luôn được người trong ngành đánh giá cao.

Sau khi tham gia khóa học logistics chuyên sâu tại Trung tâm Lê Ánh, bạn sẽ có khả năng:

  • Đảm nhận mọi công việc chuyên môn trong các công ty xuất nhập khẩu.
  • Nắm chắc và vận dụng linh hoạt các nghiệp vụ xuất nhập khẩu vào thực tế.
  • Hiểu và áp dụng các kỹ năng đàm phán, phân tích và chốt đơn hàng, kỹ năng quản lý đơn hàng hiệu quả và linh hoạt.
  • Hỗ trợ tận tình cho đến khi bạn hiểu rõ và làm tốt công việc.
  • Gia nhập Gia đình xuất nhập khẩu – luôn nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời từ các chuyên gia đầu ngành.
  • Nếu bạn vượt qua bài kiểm tra chuẩn đầu ra sẽ được cấp Giấy chứng nhận.

Mặc dù logistics luôn thiếu nhân lực nhưng các công ty yêu cầu ứng viên có đầy đủ kiến ​​thức, kỹ năng và khả năng để phù hợp nhất với công ty. Logistics là một ngành đầy cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, vậy nên logistics đang có tiềm năng phát triển trong tương lai rất cao.

Xem thêm: 

Rate this post
Previous Article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *