Quản Trị Kinh Doanh Là Gì? Học Quản Trị Kinh Doanh Ra Làm Gì?
Hoạt động của một doanh nghiệp rất phức tạp và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển, việc kiểm tra và giám sát các quy trình kinh doanh là điều cần thiết. Vì thế, ngành Quản trị kinh doanh ra đời.
Bài viết này Dân Ngoại Thương sẽ cung cấp thông tin cho các bạn về ngành học Quản trị kinh doanh này nhé!
I. Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh có thể hiểu là quản trị doanh nghiệp, tổ chức. Cụ thể, quản trị kinh doanh bao gồm các hành động nhằm đảm bảo, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
II. Quản trị kinh doanh học khối nào?
Quản trị kinh doanh là một phần của khối kinh tế và do đó là khối thi chính của ngành có: A00, A01, D01. Ngoài ra, phụ thuộc vào cơ cấu tuyển sinh của các trường đại học sẽ có các khối khác như: A08, C04, D03, D07, D09, D10,…
>>> Học Hành Chính Nhân Sự Online Ở Đâu Tốt?
III. Ngành quản trị kinh doanh học trường nào tốt
1. Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3. Học viện Tài chính
4. Học viện Ngân hàng
5. Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Học viện Công nghệ Bưu chính viên thông TP. Hồ Chí Minh
7. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
8. Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
9. Đại học Ngoại thương cơ sở 2 TP. Hồ Chí Minh
10. Học viện Tài chính TP. Hồ Chí Minh
>>>> Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất
IV. Học quản trị kinh doanh ra làm gì?
Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh sau khi tốt nghiệp rất đa dạng, có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau. Với kiến thức tổng quan về điều hành và lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp, sinh viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng phụ thuộc vào tính cách và điểm mạnh của bạn thân tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, như:
- Phòng Kinh doanh, Phòng Kế hoạch, Phòng Tiếp thị, Phòng Hỗ trợ – Giao dịch khách hàng của các công ty, doanh nghiệp về tài chính và chứng khoán.
- Giảng dạy và làm việc trong các cơ sở đào tạo.
- Tạo lập và điều hành công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh của riêng bạn.
- Nghiên cứu thị trường tài chính
- Quản lý quan hệ công chúng – quan hệ dối tác
- Kế toán
V. Mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh
Dưới đây là mức lương tại một số vị trí trong ngành:
– Thử việc: < 3 triệu
– Nhân viên kinh doanh: Từ 5–7 triệu
– Chuyên viên kinh doanh: Từ 8–15 triệu
– Trưởng phòng: Từ 10–20 triệu
– Giám đốc: Trung bình > 20 triệu
Bên cạnh đó, với các nhân viên giàu kinh nghiệm, làm trong nghề từ 7–10 năm ở vị trí trưởng phòng trở lên, mức thu nhập có thể lên tới 70 triệu đồng/tháng.
VI. Một số câu hỏi về ngành quản trị kinh doanh
# Con gái có nên học quản trị kinh doanh?
Con gái có lợi thế lớn khi học ngành quản trị kinh doanh. Nhưng không phải cô gái nào cũng phù hợp với ngành này. Vì đặc thù của ngành này chỉ dành cho những ai năng động, sáng tạo và linh hoạt xử lý mọi tình huống, có tố chất nhất định như: chăm chỉ, nhiệt tình, sôi nổi, cầu toàn, ham học hỏi, thực tế, sáng tạo và chủ động.
Có thể thấy, các bạn nữ không cần quá lo lắng về việc quản lý kinh doanh có phù hợp với mình hay không. Chỉ cần bạn có năng lực và tố chất, bạn sẽ có nhiều lựa chọn việc làm sau khi tốt nghiệp ngành này.
# Học quản trị kinh doanh khó xin việc
Rất nhiều sinh viên lo lắng về việc ngành quản trị kinh doanh khó xin việc. Nếu bạn đã quyết định theo học ngành này thì có thể hoàn toàn yên tâm, vì nhu cầu việc làm ngành quản trị kinh doanh trong cả nước rất cao.
Bạn chắc chắn có thể tìm được một công việc phù hợp trong ngành này sau khi tốt nghiệp nếu có những kỹ năng và kinh nghiệm tốt từ thời gian còn học ở trường. Điều này sẽ giúp bạn có lợi thế khi tham gia phỏng vấn xin việc và nếu được thăng tiến tốt, bạn có thể dễ dàng được các doanh nghiệp tuyển dụng. Đồng nghĩa với việc, nếu không có kinh nghiệm, chưa làm việc trực tiếp bao giờ bạn sẽ khó được nhận.
# Tỷ lệ thất nghiệp quản trị kinh doanh
Do cung đang lớn hơn cầu, khi mà mỗi năm số cử nhân ngành Quản trị kinh doanh tốt nghiệp ra trường ngày càng nhiều thì sự cạnh tranh trong ngành này ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Quản trị kinh doanh là ngành có tính cạnh tranh cao, sinh viên khó tìm được việc làm đúng chuyên ngành nếu không có sự chuẩn bị tốt. Sinh viên cần có định hướng rõ ràng và hiểu biết cụ thể, chuyên sâu về ngành. Xây dựng kiến thức, rèn luyện kỹ năng và chủ động sẽ tạo ra cơ hội việc làm tốt hơn. Không chỉ ngành quản trị kinh doanh mà các ngành khác cũng cần được quan tâm.
Tình hình việc làm của sinh viên quản trị kinh doanh đang là vấn đề được quan tâm rất nhiều hiện nay. Sinh viên cần hiểu rõ nhu cầu thị trường, cơ hội nghề nghiệp, mức lương và cơ hội nâng cao thu nhập. Ngoài ra, hiểu về thời gian thử việc, các vấn đề thăng tiến và những thách thức mà ngành phải đối mặt. Nếu đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì công việc ổn định, tránh sai sót, kém chất lượng.
Quản trị kinh doanh là ngành học đang rất hot, là lựa chọn hàng đầu được các bạn thí sinh đăng ký trong mỗi mùa tuyển sinh đại học.
Qua bài viết, hi vọng các bạn đã có thêm nhiều thông tin về ngành học quản trị kinh doanh và xác định được sở thích, tính cách của mình có phù hợp với ngành hay không để có những phương hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai thật chính xác.
Xem thêm:
- Tài Chính Ngân Hàng Học Trường Nào? Ra Làm Gì?
- Học Quản Trị Nhân Sự Ở Đâu Tốt?
- Những Công Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên Tốt Nhất
- Học Ngoại Thương Ra Làm Gì?
- Human resources – HR là gì? Làm những việc gì?