phương thức thanh toán quốc tế

Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế Thông Dụng

Trong kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, đàm phán về các phương thức thanh toán quốc tế cũng là một trong những nội dung quan trọng mà các bên đều mong muốn lựa chọn được phương thức thanh toán có lợi cho bên mình nhất. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các phương thức đó qua bài viết này nhé.

1. Thanh toán quốc tế là gì?

Trên cơ sở hoạt động kinh tế, phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân của nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thanh toán quốc tế là thực hiện nghĩa vụ tiền tệ bị phát sinh, và thường được thực hiện thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan.

2. Vai trò của thanh toán quốc tế

a. Đối với nền kinh tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay thì hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Một quốc gia muốn phát triển lớn mạnh, thịnh vượng thì cần phải trao đổi, mua bán, kết hợp môi trường trong nước và quốc tế. Đối với chủ trương đặt phát triển kinh tế đối ngoại lên hàng đầu của nhiều quốc gia, thì hoạt động đối ngoại được coi là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, từ đó vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế cũng được khẳng định.

Trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các bên thì thanh toán quốc tế là một khâu vô cùng quan trọng. Nó góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo sự liên tục trong quá trình sản xuất, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Từ đó sẽ thúc đẩy quan hệ lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa bên mua và bên bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.

b. Đối với ngân hàng

Bởi vì thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ có liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng nên hoạt động này sẽ giúp ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng về dịch vụ tài chính, và nhờ vào đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín và tạo dựng niềm tin vững chắc cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp mở rộng quy mô ngân hàng mà còn tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp tăng tính thanh khoản cho ngân hàng, tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, mở rộng quan hệ với các ngân hàng khác, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ từ ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế.

3. Các hình thức thanh toán quốc tế

– Phương thức 1: Remittance (phương thức chuyển tiền)

– Phương thức 2: Letter of credit – L/C (phương thức tín dụng chứng từ)

– Phương thức 3: Open account (phương thức ghi sổ)

– Phương thức 4: Collection (phương thức nhờ thu)

– Phương thức 5: Bảo lãnh và tín dụng dự phòng

»»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt Nhất 

4. So sánh các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng

Ưu điểm Nhược điểm
Remittance – Quy trình nghiệp vụ đơn giản, thanh toán dễ dàng
– Tốc độ nhanh (thực hiện bằng T/T)
– Không chịu sức ép rủi ro phát sinh, thu tiền hàng ngay
– Chuyển tiền trả trước có lợi cho bên xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàng
– Chuyển tiền trả sau có lợi cho bên nhập khẩu
– Phương thức này có nhiều rủi ro
– Quyền lợi của tổ chức xuất khẩu không đảm bảo, chỉ nên sử dụng khi hai bên đã có sự tin tưởng lâu dài
– Phương thức trả tiền trước bất lợi với người mua
– Phương thức trả tiền sau bất lợi cho bên xuất khẩu
Letter of credit – Đảm bảo bên xuất khẩu được khoản tiền tương ứng với hàng hóa họ cung cấp, và đồng thời cũng đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng tương ứng như số tiền đã thanh toán
– Đây là phương thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả hai bên
– Phương thức này tốn nhiều thời gian do phải thực hiện nhiều bước, đòi hỏi độ chính xác cao, ít sai sót
Open account – Phương thức này áp dụng trong trường hợp hai bên đã có sự tin tưởng lẫn nhau, dùng trong các hợp đồng giao nhiều lần, thường xuyên trong một giai đoạn nhất định, phổ biến nội địa hơn là TTQT.
Collection – Được dùng phổ biến khi: hai bên đã có sự tin tưởng lẫn nhau, người mua có khả năng và sẵn sàng thanh toán, điều kiện chính trị, kinh tế bên mua ổn định, chính phủ bên mua không có biện pháp kiểm soát ngoại hối
– Nếu bên nhập khẩu không thanh toán, thì bên xuất khẩu cũng được đảm bảo hơn nếu sử dụng phương thức thu nhờ có kèm chứng từ quyền lợi bên xuất khẩu
– Phương thức này không đảm bảo quyền lợi cho hai bên, do việc nhận hàng và thanh toán rời nhau
– Tốc độ chậm, bên xuất khẩu chịu rủi ro lớn
– Nếu không thu được thì bên xuất khẩu buộc phải thanh toán phí cho cả hai ngân hàng

5. Quy trình thanh toán quốc tế

Dưới đây là 5 bước thanh toán quốc tế mà chúng tôi cập nhật cho bạn;

– Bước 1: Người bán hàng sẽ tiến hành chuyển chứng từ cho bên mua hàng ở nước ngoài.

– Bước 2: Người mua kiểm tra chứng từ, nếu đồng ý thì người bán sẽ chuyển hàng hóa sang.

– Bước 3: Người mua kiểm tra hàng hóa, rồi làm thủ tục chuyển tiền.

– Bước 4: Ngân hàng làm thủ tục, và chuyển tiền sang ngân hàng hàng của người bán.

– Bước 5: Ngân hàng thanh toán cho người bán.

phương thức thanh toán quốc tế là gì

6. Bộ chứng từ thanh toán quốc tế

Đối với chứng từ trong thanh toán quốc tế sẽ chia làm hai trường hợp:

– Thanh toán trước khi giao hàng:

+ Hợp đồng

+ Hóa đơn thương mại

+ Chi tiết đóng gói

+ Giấy phép nhập khẩu

+ Giấy cam kết bổ sung chứng từ gốc

– Thanh toán sau khi giao hàng

+ Hợp đồng

+ Hóa đơn thương mại

+ Chi tiết đóng gói

+ Vận đơn

+ Tờ khai hải quan

+ Giấy phép nhập khẩu

7. Thực trạng thanh toán quốc tế tại Việt Nam

Trước đây các doanh nghiệp tại Việt Nam thường sử dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng thư, phương thức này được thực hiện thông qua ngân hàng của người mua và người bán. Đây được coi là một phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất cho cả hai bên xuất nhập khẩu, vì có được sự hỗ trợ của ngân hàng và có mức độ cam kết của hai bên. Phương thức này còn giúp cân bằng lợi ích đôi bên và giải quyết mâu thuẫn.

Gần đây, doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng chuyển sang phương thức thanh toán thu hộ kèm chứng từ. Phương thức này vốn được nhiều doanh nghiệp ở nhiều quốc gia sử dụng do tính linh hoạt, chi phí thấp. Phương thức này yêu cầu người bán phải nộp các chứng từ người mua yêu cầu, sau đó ngân hàng của người bán sẽ gửi chứng từ đến ngân hàng bên mua cùng với yêu cầu thanh toán. Nói cho dễ hiểu tức là dùng bộ chứng từ để đổi lấy hàng hóa bên bán và bên bán sẽ giao trách nhiệm thu tiền cho ngân hàng của mình.

Trên đây là tất tần tật thông tin về các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng mà Dân ngoại thương muốn đem đến cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hy vọng bài viết có ích cho học tập và công việc của bạn.

Xem thêm: 

Rate this post
Previous Article
Next Article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *