Có nên vừa làm vừa học?
Có nên vừa làm vừa học
Có nên vừa làm vừa học? – Đó là câu hỏi mà gần như tân Sinh viên nào cũng phân vân. Các bạn lo sợ nếu chỉ dành thời gian để học thì khi ra trường các bạn sẽ không có kinh nghiệm làm việc, sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xin việc hoặc khi làm việc sẽ “lúng túng như thợ vụng mất kim”.
Nhưng các bạn cũng lo rằng mình vì làm việc nhiều quá mà không còn thời gian học tập, thậm chí sẽ mê làm hơn học, để rồi cuối cùng mọi thứ đều dở dang. Ngoài ra, còn có những bạn khó khăn về tài chính, có hoàn cảnh khó khăn, không thể không tìm việc làm thêm để san sẻ bớt gánh nặng từ gia đình. Các bạn phân vân không biết nên tìm việc gì để làm thêm?
Và phân bổ thời gian ra sao để đảm bảo “lưỡng toàn kỳ mỹ”?
Câu trả lời của chúng tôi là các bạn hãy mạnh dạn tìm một công việc làm thêm phù hợp với quỹ thời gian, sức khỏe và khả năng của bạn. Tuy nhiên, bạn đừng vội lao vào cuộc mưu sinh khi vừa chân ướt chân ráo đến giảng đường, mà hãy dành khoảng vài tháng để ổn định chỗ ở, làm quen với môi trường và phương pháp học tập mới… Sau khi đã vững vàng hơn bạn hãy tìm việc làm thêm. Lúc này, bạn hãy chú ý một số điểm sau đây. tin học văn phòng là gì
Ai giới thiệu?
Bạn có thể hỏi bạn bè, người thân hay những cơ sở đáng tin cậy như các trung tâm giới thiệu việc làm uy tín của Nhà văn hóa Thanh niên,
Nhà văn hóa Sinh viên, Nhà văn hóa Lao động, Nhà văn hóa Phụ nữ… khi muốn tìm công việc làm thêm.
Công việc gì?
Công việc thường được Sinh viên lựa chọn là tiếp thị, phục vụ quán, nhân viên bán hàng… nói chung là những công việc bán thời gian vì chúng phù hợp với giờ giấc cũng như sức khỏe, năng lực của các bạn. giáo trình tin học văn phòng
Tuy nhiên, nếu học ở những ngành có tính đặc thù thì bạn có thể chọn những công việc hỗ trợ cho việc học. khóa học định khoản kế toán
Ví dụ, nếu bạn học báo chí, truyền thông thì tại sao lại không cho mình cơ hội trở thành cộng tác viên của một cơ quan báo chí, truyền hình, phát thanh, công ty truyền thông nào đó?
Nếu học sư phạm, bạn hãy chọn nghề gia sư như một cách để làm quen với công việc giảng dạy. Nếu học kinh doanh, thương mại, bạn hãy thử sức ở các công ty, cửa hàng kinh doanh…
Nếu học ngành du lịch, bạn hãy nghĩ đến việc làm hướng dẫn viên cho các công ty du lịch. Nếu học ngành nghệ thuật, bạn hãy chú ý đến các phòng trà, sân khấu và cũng có thể là các công ty kinh doanh, vì biết đâu bạn sẽ xuất hiện trong một sản phẩm quảng cáo nào đó với khả năng thiên phú của mình.
Nếu là Sinh viên năm trên và có học lực khá giỏi, các bạn còn có cơ hội tham gia vào các công trình nghiên cứu hay dự án của khoa hay trường. Đây là những dịp may hiếm có để các bạn vừa mở rộng kiến thức, củng cố chuyên môn, lại có nguồn thu nhập đáng kể. Bạn thấy đấy, học giỏi bao giờ cũng có nhiều lợi thế! lớp học logistics
Nên lưu ý những gì?
Sau khi đã xác định được công việc, bạn cần tìm hiểu công việc đó diễn ra ở đâu, thời gian kết thúc có trễ hay không. Do đa số Sinh viên hiện nay ở trọ, mà giờ đóng cửa nhà trọ thường trước 23 giờ. Nếu công việc đòi hỏi làm ca đến 23 giờ mới kết thúc thì khó cho bạn rồi. Các bạn nữ đặc biệt chú ý xem đường đi đến chỗ làm có vắng vẻ, nguy hiểm quá không, môi trường làm việc nghiêm túc hay phức tạp… Bên cạnh đó, các bạn nữ cũng cần lưu ý hạn chế nhận những công việc có thể khiến bạn gặp rắc rối như tiếp viên quán nhậu, tiếp thị bia, thuốc lá…
Dù làm công việc gì thì bạn cũng cần chú ý là tiền lương phải được thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu trên nguyên tắc tự nguyện, công bằng, dù đó là công việc trí óc hay là lao động phổ thông đơn thuần, tránh trường hợp bạn phải ấm ức vì cảm thấy bị bóc lột quá đáng.
Nếu bạn không đủ sức khỏe thì hãy tìm những công việc nhẹ nhàng, không kéo dài quá lâu, chỉ nên từ 3-4 tiếng. Nếu bạn không có giờ giấc tự do thì đừng nhận việc ca đêm vì bạn sẽ gặp rắc rối với chủ nhà trọ. khóa học về xuất nhập khẩu
Hãy ưu tiên cho những công việc gần chỗ ở, gần trường học… Khung thời gian hợp lý nhất để bạn làm thêm là từ 17 – 21 giờ. Nếu bạn có lịch học sáng hoặc chiều thì bạn nên chọn công việc làm thêm theo ca. Nếu bạn học ca sáng thì làm thêm ca chiều và ngược lại, như thế bạn sẽ vẫn còn buổi tối để học bài, làm bài, rèn luyện thêm kỹ năng hoặc tham gia câu lạc bộ nào đó.
Có nhiều bạn, khi mới vừa làm thì luôn tự hứa rằng sẽ xem việc làm thêm là phụ, việc chính vẫn là học, nhưng đến khi dấn thân vào thì không dứt ra được, dù học kỳ vừa rồi học 7 môn thì rớt 3. Vì vậy, các bạn hãy lập kế hoạch chi tiết, cụ thể từng ngày: giờ nào dành cho việc học, giờ nào để làm thêm, lúc nào giải trí, nghỉ ngơi… và tuân thủ một cách chính xác. Có như thế, các bạn mới tránh được tình trạng sa đà vào việc phụ mà quên việc chính. Đã có rất nhiều trường hợp các bạn Sinh viên do chạy theo công việc làm thêm mà thi rớt quá nhiều môn, rồi đâm ra chán nản và cuối cùng là dở dang việc học.
Giải quyết rắc rối tại nơi làm việc
Luôn có những rắc rối mà chúng ta buộc phải đối mặt, mỗi ngày: đi làm trễ giờ, tranh luận với sếp, cãi nhau với khách hàng, bị nghi ngờ vì một lỗi lầm của người-không-phải-mình gây nên… Giải quyết như thế nào đây?
Trước hết, bạn phải thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể để tránh trường hợp “định ngủ thêm một tí, nhưng cuối cùng thành một tiếng” và cuống quýt lao đến chỗ làm để phải nhìn những ánh mắt khó chịu, không hài lòng từ cấp trên và mọi người. Và nếu như lỡ đã trễ giờ làm thì thay vì tìm ra một nguyên nhân nào đó nghe có vẻ lọt tai để lấp liếm, bạn hãy nhanh chóng gọi điện báo với cấp trên trực tiếp. Bạn hãy luôn thành thật trước sai phạm của mình, chịu khiển trách, chấp nhận bị phạt, thậm chí bị trừ lương và sau đó rút kinh nghiệm, không tái phạm.
Đổi lại, chắc chắn bạn cũng không thích làm việc cùng những người thường xuyên đi trễ chứ? Thế thì bạn đừng biến mình thành mục tiêu để mọi người chỉ trích vì một vài lý do bạn cho là hợp lý.
Khả năng xảy ra tranh luận với sếp là có thật. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tại sao bạn phải tranh luận để bảo vệ quan điểm hay chỉ nhằm khẳng định cái tôi?
Cách bạn mở đầu và kết thúc cuộc tranh luận sẽ khiến sếp bạn quyết định có để bạn tiếp tục công việc hay không. Sếp bạn, ông – bà chủ nơi bạn làm việc, sẽ rất thích nếu có một nhân viên dám nhìn thẳng vào sự thật, tự tin trình bày vấn đề, mạnh dạn phản biện… nhằm cải thiện môi trường làm việc. Tuy nhiên, bạn cần ý thức về giới hạn của mình để “khoanh vùng” các đề tài tranh luận. Đừng làm mất thời gian của mọi người chỉ vì muốn thể hiện kiến thức sách vở và sự hiểu biết uyên thâm của bạn. Chẳng ai hứng thú nghe bạn trình bày mấy chuyện đó đâu, mà không chừng bạn còn bị mất việc đấy.
Nhiều bạn Sinh viên đi làm thêm đã rơi vào tình huống cự cãi lớn tiếng với khách hàng. Đây là điều tối kỵ. Dù chỉ là nhân viên bán thời gian, bạn cũng phải học thuộc lòng câu “Khách hàng là thượng đế” và thực hiện đúng nguyên tắc giao tiếp của cửa hàng, công ty mỗi khi giao tiếp, trao đổi với khách hàng. Nếu gặp khách hàng cư xử quá đáng khiến bạn “chịu hết nổi” thì hãy báo cáo lên cấp trên, tránh tranh luận tay đôi với khách. Những lúc như thế, bạn hãy cố gắng ăn nói mềm mỏng, khéo léo. Còn trong trường hợp mọi chuyện vượt quá sức chịu đựng của bạn, khiến bạn không giữ được sự điềm tĩnh và khôn ngoan để giải quyết êm đẹp thì sao? Hãy thành thật với sếp, trình bày đúng bản chất sự việc, không vì quyền lợi của mình hay vì vị trí công việc đang làm mà đổ hết tội cho khách hàng. Lúc này, sự trung thực là đòi hỏi cao nhất.
Rồi một số bạn lại rơi vào thế “tình ngay, lý gian” vô cùng khó xử khi bị nghi ngờ lấy trộm hàng hóa của cửa hàng hay đồng nghiệp. Nếu chẳng may bạn rơi vào tình huống này thì cách xử lý khôn ngoan nhất là thể hiện sự thẳng thắn, trung thực và kiên quyết không buông xuôi một khi bạn thực sự không làm điều sai trái đó. Thái độ, cung cách làm việc của bạn sẽ chứng minh rằng bạn trong sạch. Vì thế, ngay từ lúc nhận việc làm thêm, bạn hãy thể hiện thái độ nghiêm túc và tinh thần cầu thị, luôn trung thực và có trách nhiệm, như vậy chủ cửa hàng và các đồng nghiệp sẽ hiểu bạn, tin tưởng và bảo vệ bạn.
Cùng lúc học hai trường
Nhiều bạn thi đậu cùng lúc hai trường Đại học hoặc hai ngành Đại học, và bạn phân vân không biết chọn trường nào, ngành nào, cuối cùng các bạn quyết định sẽ… học cùng lúc hai nơi. Hoặc có trường hợp khác, các bạn đang học ngành này nhưng thấy ngành kia cũng thú vị, và muốn học cả hai. Lại có bạn muốn học thêm một ngành khác để bổ trợ kiến thức cho công việc sau này, chẳng hạn ngữ văn và ngoại ngữ, báo chí và luật, công nghệ thông tin và kinh tế…
Những ước mơ, dự định của các bạn là hoàn toàn chính đáng và đem lại nhiều lợi ích cho tương lai của các bạn. Tuy nhiên, trước khi quyết định học song song hai ngành, hai khoa, hai trường, bạn hãy phân tích thật kỹ những rủi ro, khó khăn, vất vả mà bạn phải vượt qua trong quá trình đầu tư cho tương lai.
Điều kiện học tập
Nếu bạn “lén” học hai trường, hai ngành và không thông báo cho hai nơi học thì cũng chẳng sao, nhưng nếu muốn công khai việc học thì bạn hãy chú ý đến quy định của mỗi nơi, bao gồm trường bạn đang theo học và trường bạn muốn học, hoặc khoa bạn đang theo học và khoa bạn muốn học. Có trường yêu cầu bạn sẽ phải có kết quả học tập sau một – hai học kỳ và phải đạt loại khá giỏi với điểm trung bình từ 8.0 trở lên…
Ngoài ra, bạn phải nhận được sự đồng ý của phòng đào tạo trường thứ hai hoặc khoa thứ hai. Và để hóa giải điều này, bạn chỉ có cách duy nhất là nỗ lực bằng mọi cách để chứng minh rằng kết quả học tập của bạn đáp ứng được đòi hỏi của cả hai ngành đang theo học. Bạn nhớ tìm hiểu xem hồ sơ cần chuẩn bị những gì để sau này khỏi mất thời gian giải quyết những rắc rối không đáng có.
Quy định học tập
Mỗi trường, mỗi khoa đều có những quy định riêng về học tập, vì thế dù học ở đâu bạn cũng phải chú ý đến những quy định học chế, học vụ để tránh những lỗi sơ đẳng mắc phải do… không biết, chẳng hạn trường này là học theo hệ tín chỉ nhưng ở trường kia học theo hệ niên chế…
Hơn nữa, việc nắm rõ quy định học tập, chương trình đào tạo của hai nơi học sẽ có ích cho bạn rất nhiều. Ví dụ, bạn có thể sẽ được miễn một số môn đại cương (ở Việt Nam, gần như trường Đại học nào cũng có chương trình đại cương với những môn cơ bản như Triết học Mác – Lê- nin, Chính trị học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng…).
Phân bổ thời gian học tập
Học hai ngành cùng một lúc tức là bạn phải chấp nhận tăng gấp đôi thời gian cho việc học. Ngoài ra, bạn sẽ phải tính toán quỹ thời gian để có thể theo học cả hai bên mà không bị đuối vào giai đoạn sau. Rất nhiều Sinh viên khi bắt đầu học hai ngành thì hào hứng, phấn khởi, nhưng khi phải cùng lúc “rượt đuổi” cả hai thời khóa biểu với trung bình từ bảy – chín môn/nơi đồng nghĩa với việc phải học 14-18 môn/học kỳ thì các bạn đã không theo nổi. Thế là các bạn đành chấp nhận học lại một vài môn, thi lại một vài môn… cộng dồn số môn cần học lại, thi lại, cuối cùng bạn phải gánh trên vai hơn 20 môn cho một học kỳ. Kết quả là bạn không tốt nghiệp ngành nào cả.
Có ý kiến khuyên rằng nếu bạn muốn học song song hai ngành để tiết kiệm thời gian thì đừng vội học từ đầu mà hãy đợi đến năm thứ ba hoặc thứ tư của ngành thứ nhất rồi hãy học thêm ngành thứ hai. Như thế, bạn sẽ không phải khổ sở suốt bốn – năm năm mà chỉ vất vả trong một – hai năm thôi. Hoặc bạn hãy nghĩ đến giải pháp học chương trình văn bằng hai sau khi đã hoàn thành chương trình Đại học. Hiện nay, các chương trình học văn bằng hai chỉ kéo dài trong năm – sáu học kỳ và được tổ chức vào buổi tối nên bạn vẫn có thể vừa đi làm vừa đi học.
Tài chính
Học cùng lúc hai trường, bạn phải đóng cùng lúc hai phần học phí, lại không thể đi làm thêm, do đó bạn cần có nguồn tài chính vững chắc và ổn định. Trong trường hợp có kết quả học tập không tốt, bạn phải đóng tiền để thi lại, học lại, tức là tốn thêm một khoản tiền nữa. Và dĩ nhiên khi đó bạn sẽ chẳng còn cơ hội nào để tranh học bổng với các Sinh viên khác đang “thảnh thơi” với một ngành học. Vì thế, nếu gia đình bạn không đủ tiềm lực kinh tế để hỗ trợ bạn theo đuổi kế hoạch “hai trong một” đó thì bạn đừng nghĩ đến viễn cảnh cùng lúc tốt nghiệp hai ngành học khác nhau. Tốt hơn cả là hãy chọn phương án học xong một ngành và trong khi đi làm thì tham gia học chương trình thứ hai.
Lúc đó, bạn đã có thu nhập từ công việc và thời gian cũng dư dả hơn cho việc học.
Học lực và thể lực
Sau khi đã ổn thỏa hết các điều kiện về tài chính, được chấp nhận cho theo học hai ngành thì bạn hãy kiểm tra lại năng lực và sức khỏe bản thân. Nếu bạn không đủ khỏe mạnh thì thật khó để cùng lúc theo hai chương trình học khác nhau, với những khung giờ sát nhau ở hai địa điểm cách xa nhau. Nhiều trường có đến mười cơ sở nằm cách nhau rất xa, như Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Hoa Sen… Nếu sức khỏe kém thì chắc chắn bạn không thể đảm bảo được lịch học dày đặc với cường độ di chuyển liên tục như vậy.
Tiếp theo là năng lực học tập của bạn. Không phải vô cớ mà các trường Đại học quy định bạn phải có điểm trung bình tích lũy từ một – hai học kỳ từ loại giỏi trở lên thì mới được học tiếp ngành thứ hai.
Tóm lại, việc theo học hai trường đòi hỏi bạn phải dốc toàn lực để có thể cùng lúc “đuổi theo hai con thỏ”. Muốn vậy, bạn phải có kế hoạch phân chia thời gian, năng lượng và nguồn tài chính cho thật chi tiết, cụ thể, đồng thời tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đó. Có như vậy bạn mới có cơ may đạt được mục tiêu ban đầu là tốt nghiệp hai ngành chỉ sau bốn – năm năm Đại học.