Chia sẻ của cựu sinh viên đại học ngoại thương

Chia sẻ của cựu sinh viên FTU

Trở thành sinh viên ngoại thương là niềm mơ ước của rất nhiều em học sinh lớp 12 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học sắp tới. Hôm nay, Dân ngoại thương sẽ chia sẻ kinh nghiệm để thi đỗ vào trường ngoại thương của một cựu sinh viên của trường

Chị đã đỗ vào ngoại thương như thế nào?

Chào các em, chị là Hà Phương Thảo, sinh viên K58 ngành Ngôn ngữ Anh

Thời gian trôi qua vậy mà nhanh thật nhỉ, tính đến hiện tại thì chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến kỳ thi đại học rồi, nhìn các em bận rộn với bài vở rồi luyện thi làm chị bất giác nhớ lại bản thân mình một năm trước. Và cũng chính vì chút hồi tưởng này đã giúp chị hiểu được phần nào nỗi lo lắng cũng như mong muốn của các em. khóa học c&b

Vậy nên hôm nay chị ở đây muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm của bản thân, chị hi vọng rằng những chia sẻ này có thể giúp các em nắm rõ lộ trình và kế hoạch cho giai đoạn nước rút này và đạt được ước mơ của mình trong kì thi đại học sắp tới.

Lên kế hoạch cho bản thân

Chị nghĩ rằng, hơn ai hết, các em chính là người hiểu rõ nhất bản thân mình muốn gì và khả năng của mình nằm ở đâu. Bởi kì thi này yêu cầu chỉ kiến thức thôi chưa đủ vậy nên các em cần có chiến thuật rõ ràng và cả sức bền nữa. Hãy thử ngồi lại và nghĩ về những nguyện vọng mà các em đã phải đắn đo lựa chọn và đang cố gắng theo đuổi, sau đó vạch ra ngày giờ cụ thể để ôn tập lại kiến thức cũng như luyện đề và có thể tự đặt ra phần thưởng và hình phạt cho bản thân để có thể tiếp thêm động lực giúp các em hoàn thành ^^ học kế toán thuế tphcm

Tìm kiếm một cộng sự để cùng nhau cố gắng trong giai đoạn ôn thi

Có bạn có thể nghĩ “Cả năm không học giờ còn mấy ngày thì học được cái gì, chỗ nào cũng hổng thì ôn làm sao?” thì chị có thể đưa ra lời khuyên cho các em rằng, kể cả ngay từ bây giờ các em bắt đầu, các em đã chiến thắng sự lười biếng trong con người mình. Còn đối với những bạn trong suốt thời gian qua đã không ngừng cố gắng, chị hiểu được có lẽ các em đã thấm mệt nhưng chị nghĩ thời điểm hiện tại chưa thực sự lý tưởng để các em nghỉ ngơi đâu. lớp học quản trị nhân sự tại hà nội

Vào thời điểm này, chị đoán là có rất nhiều lớp học chính cũng như học thêm đã dừng lại để các em có thể tự mình ôn luyện tại nhà. Chính bản thân chị năm ngoái cũng đã tìm được cho mình một người bạn chung chí hướng để cùng nhau luyện đề, người bạn đó có thể chị chỉ mới làm quen thông qua các group học tập nhưng qua một thời gian, chị cảm thấy mình đã học được từ bạn ấy rất nhiều cách làm bài hay và mới mẻ.

Bên cạnh đó, chị cũng tự ôn tập lại những kiến trọng tâm và luyện càng nhiều đề càng tốt, vì chị nhận thức được tầm quan trọng của kiến thức cơ bản và rất khó để các em có thể thuần thục những dạng vận dụng cao chỉ trong thời gian nước rút này. khóa học đào tạo kỹ năng giao tiếp

Tự tạo hứng thú và động lực học tập cho bản thân

Chị hiểu thời gian này, thời tiết nóng nực dễ khiến các em mệt mỏi, không hứng thú với đèn sách nên chị sẽ chia sẻ một số tips mà bản thân chị đã từng thử và thấy có hiệu quả để khiến việc học thú vị hơn nhé!

Đầu tiên, thay vì suốt ngày chỉ chăm chăm vào những tờ giấy trắng mực đen thì đôi lúc chị sẽ thay bằng những tấm note màu sắc xinh xắn, vì theo khoa học nghiên cứu một phần màu sắc cũng quyết định khả năng ghi nhớ của não bộ đó. Ngoài ra thì để tránh việc nản lòng trước những con chữ hay dãy số thì các em có thể thay đổi hình thức học tập của mình, ví dụ như xem video hoặc là nghe audio này.

Và một điều nữa, thỉnh thoảng các em cũng nên thay đổi môi trường học tập nha, thay vì ngồi trên chiếc bàn học quen thuộc ở nhà các em có thể đến một quán cà phê yên tĩnh hay thậm chí là ra ban công với những chậu cây xanh nhỏ xinh, miễn là các em cảm thấy thoải mái và có thể học tập hiệu quả là được nè!

Chú ý giữ gìn sức khỏe

Bên cạnh kiến thức, các em cũng cần chú ý giữ gìn sức khỏe nữa nha Có một thể trạng thật tốt bước vào phòng thi thì mới có thể làm bài hết năng suất đúng không nào? học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Vậy nên, hãy tạo cho mình một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, điều đó sẽ giúp các em có sức đề kháng tốt hơn để tránh khi thời tiết thay đổi không bị cảm cúm hay đau đầu sẽ ảnh hưởng tới khả năng suy nghĩ trong phòng thi đó. học xuất nhập khẩu online tại tphcm

Ngoài ra, các em có thể thưởng cho mình những khoảng thời gian giải trí nhẹ nhàng như nghe nhạc hoặc là lên Youtube xem một vài các video giải trí nữa ^^

Trên đây là những điều mà thời điểm này năm trước chị đã thực hiện và đạt được những thành công nhất định trong kì thi đại học của mình. Và đến hiện tại, chị đã là một sinh viên của FTU, chị vẫn cảm thấy rất may mắn vì khi còn là học sinh của mái trường THPT đã tìm được cho mình một kế hoạch ôn thi tốt cả về mặt kiến thức và tinh thần. Mong rằng qua những chia sẻ này chị có thể phần nào giúp các em trong quá trình lập kế hoạch ôn thi hiệu quả cho kì thi sắp tới nhé. khóa học kế toán thực hành

Nếu có bất kì thắc mắc thì đừng ngần ngại mà comment bên dưới nha! Chúc các em ôn tập hiệu quả, giữ gìn sức khỏe và có một kì thi thật tốt nhé

Chia sẻ của cựu sinh viên FTU

Chia sẻ của CỰU SINH VIÊN về học, xin việc

“Chào cả nhà! Mình là cựu sinh viên khóa K47, cũng hơi già và ra trường từ lâu lắm rồi. Vào cái thời kỳ mình ra trường thì đang khủng hoảng kinh tế nên việc xin việc khó khăn vô cùng. Và mình tin chắc rằng với các bạn ra trường trong giai đoạn này cũng sẽ tương tự như thế. Sau đây mình viết đã 7 năm rồi, nhưng mình tin chắc là sẽ hữu ích cho các bạn đặc biệt là các bạn sinh viên chưa ra trường hoặc mới ra trường

Cuộc sống sau khi ra trường – Con đường xin việc

Nửa đêm chả hiểu sao không ngủ được. Ngồi xem lại những bức ảnh chụp của mình mặc áo cử nhân vào năm ngoái mới chợt nhận ra rằng hóa ra mình đã ra trường, lấy bằng được tròn 1 năm rồi đó…… 1 năm có lẽ nó không đủ nhiều để có thể đặt nền móng cho một sự nghiệp vững chắc, nhưng nó đã đem lại cho bản thân mình vô số những bài học, những trải niệm vô cùng quý giá.

Cuộc sống của mình sau khi ra trường cực kỳ khó khăn. Và có lẽ mình không giỏi và cũng kém may mắn hơn so với nhiều bạn nên hành trình xin việc của mình cực kỳ trắc trở. Chính vì vậy sau khi trải qua một thời gian mình muốn viết một vài dòng để dành tặng ai đó đang ở trong những hoàn cảnh như thế có thể chủ yếu là những bạn mới ra trường. Chúng ta là những con người bình thường, không phải con ông cháu cha, cũng không phải người có tài năng gì xuất chúng, cũng chưa tìm ra đam mê để mà theo đuổi,…… Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chịu đầu hàng số phận…Sẽ không đầu hàng

Chia sẻ của cựu sinh viên FTU

1. Tình trạng chung đối với sinh viên mới ra trường

Sau khi ra trường thì mọi người rẽ theo những con đường rất khác nhau. Có bạn có khả năng kinh doanh, lãnh đạo tốt đã mở được những công ty riêng của mình. Có những bạn rất giỏi, các bạn đã tìm được công việc của mình trước khi tốt nghiệp. Có những bạn thì các bạn ấy có định hướng tốt ngay từ khi còn là sinh viên là sau này mình sẽ theo nghiệp gì, chính vì thế mà các bạn đầu tư nghiên cứu, học tập cho lĩnh vực đó rất tốt, chính vì đã có sự CHUẨN BỊ như vậy nên ra trường các bạn nhanh chóng xin được việc. Hoặc cũng có bạn may mắn được người quen giới thiệu việc nên không gặp nhiều khó khăn

Bản thân mình thì khác, mình không pro và cũng không được may mắn như các bạn ấy. Mình cũng chỉ là một người bình thường như bao người khác. Sau khi tốt nghiệp, lấy bằng cũng vác đơn đi xin việc khắp nơi mà không hề có định hướng gì cả. Mà các bạn biết đấy, trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay thì đi tìm việc……..

Với đa số những người như chúng ta rất dễ rơi vào vị trí “mặc kệ”…

Vậy những người bình thường như chúng ta thì phải làm gì?

2. Chuẩn bị khi còn đi học

Ngày xưa khi còn là sinh viên và kể cả sau này sắp ra trường, mỗi khi có cơ hội tiếp xúc với những anh chị, những người thành đạt mình đều hỏi về kinh nghiệm rằng em cần chuẩn bị những gì khi ra trường. Thế nhưng đa số những câu trả lời mình nhận được thường chung chung theo kiểu:

“Em cần phải có định hướng rõ ràng, em phải theo đuổi ước mơ, theo đuổi đam mê, theo đuổi cái mình thích”.

Haiz! Mỗi lần nghe thấy những cái như thế mình lại thấy thất vọng vô cùng. Mình toàn tự nghĩ rằng:

Em ma biết em thích cái gì, đam mê cái gì thì đã chẳng cần phải hỏi anh chị“.

Sự thật có lẽ đa số chúng ta, những con người bình thường đều như thế, mình không nói đến những bạn pro nhưng mà với hệ thống giáo dục hiện nay làm cho chúng ta không hề biết rằng chúng ta học để làm gì? Và nó cũng không thể giúp chúng ta tìm hiểu được rằng mình thích cái gì? Cái gì là niềm đam mê của mình?

Vậy nếu trong lúc các bạn không biết mình thích cái gì và không tìm ra định hướng thì phải làm thế nào?

Chúng ta cần chuẩn bị:

a. Tham gia các hoạt động XH, tham gia các câu lạc bộ + làm thêm + học ngoại ngữ

Cái này thì chắc chắn các bạn đã hiểu, mình không nói nhiều nữa.

b. Học – lấy bằng xịn

Có rất nhiều bạn chưa ra trường thắc mắc rằng học ở trường liệu đi làm có ứng dụng được nhiều không?? Doanh nghiệp có phải đào tạo nhiều không?

Đầu tiên, xin các bạn hãy gác lại những câu hỏi đó đã, vì bạn phải biết rằng trong một cái xã hội trọng bằng cấp như hiện nay, bạn ra trường với một cái bằng giỏi và bảng điểm đẹp sẽ có một ưu thế cực kỳ lớn so với những bạn bằng khá hoặc trung bình.

Hồi xưa mình cứ hay nghe theo mấy người rằng học kinh tế chỉ cần bằng khá thôi, quan trọng là năng động, học nhiều để làm gì sau này có ứng dụng được đâu, sau này đằng nào doanh nghiệp chẳng đào tạo lại,… hoặc có rất nhiều tấm gương những tỷ phú giàu có là nhờ bỏ học mà lập công ty.

Ở đây nếu bạn có ý tưởng kinh doanh gì đó lớn lao và có đam mê thực hiện nó thì bạn bỏ học để thực hiện là điều hợp lý và chấp nhận được. Thế nhưng nếu bạn không có ý tưởng, không có định hướng gì thì việc bỏ bê việc học hành là vô cùng nguy hiểm. Chưa có ai dám chứng minh là các bạn bằng giỏi sẽ kém năng động hơn những bạn bằng khá. Một cái bằng ngon đem lại cho bạn một lợi thế cực kỳ lớn khi đi xin việc.

Rất nhiều chỗ làm ngon họ chỉ tuyển bằng giỏi, hoặc khi đắn đo giữa 2 ứng viên có kết quả thi như nhau thì nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên người có kết quả học tập cao hơn. Mặc dù đa số chúng ta hay hiểu theo nghĩa rằng điểm trác trên trường chẳng đánh giá được gì cả, thế nhưng có rất nhiều nhà tuyển dụng, nhiều công ty lớn lại cho rằng điểm trác phản ánh năng lực học tập, năng lực nghiên cứu của mỗi ứng viên.

Chính vì vậy trước tiên bạn đừng để mình mất đi 1 cơ hội nào đó chỉ vì kết quả học tập của mình trên trường xấu.

“Các bạn đi học không phải chỉ để lấy kiến thức mà là “phải lấy cả điểm lẫn kiến thức”

“Trong lúc các bạn chưa xác định được mục tiêu, kế hoạch, ước mơ của mình sau này làm gì thì việc học lại càng quan trọng”

3. Chuẩn bị đi xin việc

a. Hãy nộp thật nhiều ngành nghề

Dân kinh tế mặc dù học không được sát thực tế như dân kỹ thuật nhưng được cái là chúng ta có khả năng đa năng hơn họ. Học ngành kinh tế nói chung có thể apply vào một loạt những ngành nghề khác nhau như: sales, marketing, nhân sự, tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu,….

Có nhiều bạn thật buồn cười, mặc dù học ngành tài chính nhưng lại kêu là tớ không thích làm ngân hàng nên không apply vào ngân hàng nào cả mà tòan đi nộp lung tung. Mình nói thật với các bạn là bạn đã làm thử đâu sao mà biết không thích. Thời buổi bây giờ xin việc cực kỳ khó khăn, nhất là với sinh viên mới ra trường. Chính vì vậy thấy có cơ hội có thể nộp được thì cứ nộp, đừng bó hẹp mình vào như thế. Xin nhắc lại rằng học kinh tế mình rất đa năng kể cả cậu bằng luật nhưng apply vào ngân hàng, học tài chính apply vào XNK, học kinh tế đối ngoại apply vào ngân hàng ……. Đều ok hết. Nếu cậu không xác định được mục tiêu của mình thì không được bỏ qua bất kỳ cơ hội tuyển dụng nào

Nếu các bạn ứng tuyển đúng ngành được học thì ok, nhưng không đúng cũng chẳng sao, các bạn có thể tự mua sách về đọc, lên mạng nghiên cứu,…… Miễn là đi thi làm được bài

Mặc dù nên ứng tuyển nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng bạn vẫn nên tập trung vào một vài ngành nghề mà bạn cảm thấy ổn ổn nhất để tập trung thời gian đề nghiên cứu tài liệu, ôn tập để thi ngành đó

b. Chuẩn bị về mặt kiến thức

Dạo qua một số những tin tuyển dụng thì đều thấy họ yêu cầu là tuyển người có bao nhiêu năm kinh nghiệm… Vậy cơ hội nào cho sinh viên mới ra trường ????

Bạn nên tập trung tìm hiểu trước về ngành nghề mà mình ứng tuyển. Như mình đã nói là nên tập trung vào một vài ngành nghề thôi để có thời gian ôn. Theo mình khi ôn thi tuyển thì không cần thiết phải đọc cả quyển sách giáo trình dày cộm vì thực tế trên trường học thì cái gì cũng dạy nhưng thực tế thì chỉ có một số cái nhỏ được áp dụng. Lấy ví dụ như các bạn ngoại thương học icoterm có tới 11 điều khoản nhưng thực tế thì với điều kiện ở Việt Nam thì chỉ hay dùng có 2 cái là FOB và CIF. Chính vì vậy bạn nên học trên mạng, search những đề thi nghiệp vụ của những ngành nghề đó, đọc tìm hiểu những diễn đàn và search, giở sách xem lại tìm cách giải. Bạn nên chủ động liên hệ với những anh chị đã đi làm thực tế rồi, chủ động nhờ họ truyền kinh nghiệm thực tế và chỉ cho bạn biết nên chuẩn bị những gì. Giả sử như bạn thi tín dụng thì bạn phải hiểu rõ tín dụng là gì, hoặc bạn thi xuất nhập khẩu thì bạn phải tìm hiểu rõ một quy trình xuất nhập khẩu thông thường, chứng từ xnk là gì ?

TRONG CÁC MẨU TIN TUYỂN DỤNG THÌ PHẦN SỐ NĂM KINH NGHIỆM NÓ CHỈ CÓ Ý NGHĨA THỂ HIỆN LÀ HỌ CẦN NGƯỜI LÀM ĐƯỢC VIỆC Ở MỨC NÀO, CHỨ KHÔNG CÓ Ý NGHĨA LÀ HỌ CẦN TUYỂN NGƯỜI CÓ THÂM NIÊN ĐÚNG NHƯ THẾ. CHÍNH VÌ VẬY ĐỪNG SỢ HÃI MỖI KHI NHÀ TUYỂN DỤNG YÊU CẦU KINH NGHIỆM CAO, CHỈ CẦN BẠN LÀM ĐƯỢC BÀI TEST VÀ PHỎNG VẤN TỐT THÌ BẠN VẪN SẼ CÓ CƠ HỘI

c. Chuẩn bị CV thật tốt – Tùy vào yêu cầu, mô tả công việc trong mẫu tin tuyển dụng mà trong CV của bạn sẽ nói rõ cho họ biết là bạn có thể làm được những gì trong miêu tả công việc cuả họ

PHẢI ĐỌC KỸ PHẦN MIÊU TẢ CÔNG VIỆC TRONG MẨU TIN TUYỂN DỤNG. Sau khi đọc thì mình sẽ tìm hiểu từng ý một. Ví dụ như miêu tả công việc của 1 nhân viên XNK như sau :

  • Đàm phán với nhà cung cấp về điều kiện giao hàng
  • Kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu
  • Lên tờ khai hải quan…

Với mỗi một ý họ đưa ra bạn phải tìm hiểu trước ( google search hoặc đi hỏi các anh chị làm thực tế) là công việc đó cụ thể là như thế nào. THỰC TẾ MÀ NÓI CÁC CÔNG VIỆC TRONG THỰC TẾ KHÔNG QUÁ KHÓ ĐẾN MỨC SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC. CHỈ CẦN CÁC BẠN NẮM BẮT NHANH THÌ NGAY LẦN ĐẦU TIÊN CÁC BẠN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC LUÔN

Sau khi tìm hiểu thì trong CV bạn gửi cho họ bạn hãy nêu rõ với họ là mình có khả năng làm được công việc gì và mình hiểu, mình biết làm công việc đó như thế nào nhé. CÓ THỂ BẠN CHƯA CÓ KINH NGHIỆM ĐI LÀM CHÍNH THỨC Ở ĐÂU ĐÓ, CHƯA CÓ THÂM NIÊN NHƯNG NẾU BẠN CÓ THỂ NẮM BẮT CHẮC ĐƯỢC VẤN ĐỀ THÌ HỌ VẪN SẼ CHO BẠN MỘT CƠ HỘI

d. Tận dụng những cơ hội đi thi, đi phỏng vấn – cố gắng đi thi thật nhiều

Thật sự thì với sinh viên mới ra trường thì cơ hội các bạn được gọi đi thi, đi phỏng vấn là không nhiều. Mình có nhiều bạn nộp tới 50 cái hồ sơ mà được cso 3-4 nơi gọi điện gọi đi thi. Chính vì vậy hãy tận dụng những cơ hội đó. Những lần đầu được gọi đi thi thì có thể cơ hội của bạn đỗ là không cao nhưng chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều bài học. Khi đi thi nếu bài test bạn làm không tốt lắm thì hãy ghi nhớ lấy đề bài để đem về nhà tra cứu hoặc đem đi hỏi ai đó có kinh nghiệm, với những câu hỏi phỏng vấn cũng thế, cái gì mắc thì nhớ ghi lại rồi đem về hỏi, vì RẤT CÓ THỂ LẦN SAU ĐI THI NƠI KHÁC BẠN SẼ GẶP PHẢI NHỮNG CÂU HỎI TƯƠNG TỰ. Bạn nên cố gắng đi phỏng vấn càng nhiều càng tốt và quan trọng hơn là PHẢI RÚT KINH NGHIỆM VÀ GHI LẠI BÀI HỌC QUA MỖI LẦN. Đừng đặt nặng quá tình thành công trong những lần đầu tiên mà nên cố gắng coi như những lần học hỏi.

Ngày xưa lúc mới ra trường cũng thế. Mình đi thi xuất nhập khẩu. Thời gian đầu thi trượt rất nhiều vì không hiểu biết mấy. Nhưng cố gắng rút kinh nghiệm qua mỗi lần thi. Lần thi đầu tiên mình thi có bài khai hải quan mình không làm được sau đó đem về nhà tra, search google rồi hỏi, lần sau thi mình lại gặp phải bài đó làm rất ok^^ cứ thế dần dần bạn sẽ tích lũy được “kiến thức thực tế”. Và rồi một lúc nào đó chắc chắn bạn sẽ đỗ^^ Hãy kiên trì và chịu khó học hỏi;)

HÃY NHỚ RẰNG MỖI LẦN ĐI THI TEST, MỖI LẦN PHỎNG VẤN LÀ NHỮNG LẦN BẠN HỌC ĐƯỢC NHIỀU NHẤT – CHÍNH VÌ VẬY HÃY CỐ GẮNG ĐI THI THẬT NHIỀU ĐỂ TÍCH LŨY DẦN

4. Làm gì khi bạn đã thất nghiệp một thời gian

a. Hãy cẩn thận khi lắng nghe những lời “chém gió”

Con người ta ai cũng vậy, ai cũng thích khoe khoang về bản thân mình, người thân của mình. Bạn đang thất nghiệp, ở nhà tìm việc mãi không được. Trong khi đám bạn suốt ngày khoe khoang là đỗ công ty nọ, công ty kia, lương cao lắm,….. họ được như vậy trong lòng bạn vừa thấy phục họ nhưng bạn vừa thấy ghen tỵ và thêm chán nản, tự ty, mất niềm tin vào bản thân mình,……..

Đó là những suy nghĩ hết sức bình thường của con người, ai ai cũng vậy thôi. Thế nhưng bạn phải tỉnh táo mà nhận ra rằng, những điều con người ta nói về chính bản thân mình không phải lúc nào cũng đúng. Từng có một người bạn làm kinh doanh khoe với mình rằng bạn ấy làm ăn được lắm, sang năm sẽ mua ô tô. Thế nhưng từ đó tới nay đã hơn 2 năm rồi đã thấy cái ô tô nào đâu. Hoặc có nhiều bạn làm mấy công ty lớn toàn chém là “lương tớ thử việc đã hơn chục” nhưng thực tế chỉ được có 6tr…….. Càng người nào càng thành công thì sẽ càng chém gió hay

Điều mình muốn các bạn hiểu ở đây là. Những người đó mặc dù có những thành công nhất định nhưng họ không quá pro như bạn nghĩ, và bản thân bạn cũng không phải quá kém như chính bạn nghĩ.

Hãy đừng để những suy nghĩ về sự thành công của người khác trở thành gánh nặng cho mình, làm cho bạn thân mình mất tinh thần. hơn lúc nào hết lúc này bạn phải giữ được cái đầu lạnh và tiếp tục chiến đấu. mặc kệ họ, cứ lo cái thân mình đi đã, đừng quan tâm tới người khác nhiều quá

b. Bạn cần sự giúp đỡ từ mọi nguồn lực hơn bao giờ hết – Đừng ngại nếu phải nhờ ai

– Thời kỳ thất nghiệp bạn thường rất ngại, chả muốn gặp ai, hoặc cũng không muốn tụ tập với bạn bè vì thấy chúng nó đi làm hết mà mình ở nhà. Gặp nhau ngại lắm. Mình hiểu tâm lý đó vì bản thân mình cũng đã từng như vậy. Tuy nhiên rất mong bạn tỉnh táo lại vì hơn lúc nào hết BẠN CẦN BẠN BÈ GIÚP ĐỠ. Hãy mạnh dạn lên HÃY TỰ CỨU LẤY MÌNH. Hãy mạnh dạn đi gặp bạn bè, anh chị, những người đi làm rồi để hỏi họ chia sẻ về kinh nghiệm xin việc xem họ có bí quyết gì mà xin được việc, có gì mình có thể học hỏi được không. Hỏi họ xem công ty họ có tuyển không, bao giờ tuyển tiếp thì nhớ báo mình,… bạn rất cần cái đó

– Với gia đình: Thời gian này gia đình với bạn sẽ là áp lực rất lớn. Bố mẹ, họ hàng sẽ thường xuyên gọi điện hỏi xem bạn ntn rồi, ra trường xin được việc chưa,… định hướng thế nào. Nhiều khi có lẽ bạn ngại chẳng muốn nghe điện

Mình muốn khuyên bạn lần nữa rằng. bạn hãy dũng cảm lên, thật đó, hãy tự cứu lấy mình. hãy chấp nhận sự thật với bất kỳ ai rằng. mình/em/con/cháu hiện giờ đang tìm việc làm nếu cậu/bố-mẹ/anh/chị… biết nơi nào tuyển hoặc có cơ hội nào thì giới thiệu cho mình với.

Hãy đặt vấn đề thẳng với gia đình bạn là hiện giờ xin việc rất khó khăn, bản thân con sẽ cố gắng hết sức và con rất mong bố mẹ có mối quan hệ nào, có bạn bè nào ở Hà Nội thì nhờ họ giúp con với. Bố mẹ bạn chắc chắn sẽ hiểu và không bỏ rơi bạn đâu.

Khi mới ra trường có lẽ sẽ là thời điều khó khăn nhất cuộc đời bạn chính vì vậy bạn phải dũng cảm lên và bạn tất cả những sự giúp đỡ của bất kỳ ai

c. Giữ vững tinh thần, chờ đợi cơ hội

Trong thời gian này rất nhiều bạn lâm vào tình trạng chán nản, chả muốn làm gì, đầm đầu vào điện tử. Thời gian này điều quan trọng nhất với bạn là niềm tin. Bạn cần chuẩn bị các thứ. Trong thời gian ở nhà bạn cần trau dồi kiến thức, cần học ngoại ngữ,…. Cần phải HỌC không ngừng. Để nếu có được công ty nào đó gọi đi thi thì bạn sẽ sẵn sàng có kiến thức, có trình độ để mà làm bài. Thời cơ tốt có lẽ sẽ không đến với bạn nhiều lần đầu, chính vì vậy bạn cần phải chuẩn bị để đón nhận mỗi khi nó đến

Nếu bạn ở nhà nhưng không chịu ôn tập, không chịu chuẩn bị thì đến khi được công ty nào đó gọi đi thi bạn chắc chắn sẽ không thi được, như vậy là uổng phí cơ hội vô cùng. Trong khi giờ đang khủng hoảng kinh tế, không phải công ty nào cũng có cơ hội tuyển người

Hãy cố gắng học ngoại ngữ, vì nếu bạn giỏi ngoại ngữ thì nó là một lợi thế vô cùng lớn khi xin việc. Nếu bạn muốn hướng theo ngân hàng, tài chính thì ngày ngày phải đọc các bản tin tài chính, ngày ngày phải đọc nghiệp vụ ngân hàng. Nếu bạn thi xuất nhập khẩu thì ngày ngày phải đọc diễn đàn, đọc kinh nghiệm, tình huống thực tế, luật xnk trên mạng,….

Hãy đừng để thời gian chết. Nếu như bạn không chịu khó thì lúc này bạn chỉ có thể trông chờ vào hai chữ “may mắn” mà thôi

5. Kinh nghiệm làm việc tại các công ty lớn nhỏ

a. Sinh viên mới ra trường thì làm nghề gì lương cao ?

Hiện nay khủng hoảng kinh tế mức lương của các doanh nghiệp trả không cao. Tuy nhiên, cánh cửa vẫn rộng mở đối với những bạn mong ước có thu nhập cao ngay từ đầu nếu các bạn làm việc tại

– Ngân hàng: Những ngân hàng Top thuộc khối liên doanh như Vietin, Vietcom, BIDV, MB, Agri lương cực kỳ cao so với mặt bằng chung các công ty Việt Nam. Có nhiều vị trí họ tuyển không yêu cầu kinh nghiệm quá nhiều và sinh viên mới ra trường hoàn toàn có thể thi đỗ

– Kiểm toán: Những công ty kiểm toán lớn thường có thu nhập khá hấp dẫn. Họ tuyển cả thực tập sinh, sinh viên mới ra trường

– Các công ty ở KCN ( Nhật + Hàn Quốc ) : Các công ty top phải kể tới là Toyota, Honda, Yamaha, Samsung, …. Có một lợi thế cực lớn cho các bạn sinh viên mới ra trường là các công ty này đa số không yêu cầu kinh nghiệm, họ sẵn sàng nhận bạn và đào tạo từ đầu ( hầu hết các vị trí)

Ngoài ra có thể kể toán một số tập đoàn khác có mặt tại Việt Nam như Viettel, Mobifone,….

6. Lương sinh viên mới ra trường tầm bao nhiêu?

Theo mình mới ra trường, đặc biệt là công việc đầu tiên bạn đừng chú ý quá tới việc mức lương bao nhiêu, mà nên chú ý tới việc mình sẽ học hỏi được gì.

Tuy nhiên nói gì thì nói “tiền” vẫn là yếu tố quan trọng. Vậy mới ra trường mức lương là bao nhiêu? Liệu có ai lương 1000$/tháng như một số bạn FTU “mơ mộng” không??

Vậy trước tiên các bạn phải hiểu rằng nếu các bạn đi làm. Các bạn kiếm được cho doanh nghiệp tầm 20 triệu thì doanh nghiệp sẽ trả lương cho bạn tầm 4 triệu. Có nghĩa là Bạn phải biết bạn làm được cái gì cho doanh nghiệp đã rồi bạn mới nghĩ đến tiền lương vội.

Các doanh nghiệp khôn lắm, bạn đừng nghĩ là họ dốt, trả cho bạn một đống tiền để bạn tới ngồi chơi mà lương cao…không có chuyện đó đâu

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình cũng như bạn bè. Thì thực tế nếu về lương cứng thì với sinh viên kinh tế mới ra trường thì:

– Với các doanh nghiệp việt nam thì nếu thấp tầm 4 triệu, bình thường tầm 6 triệu, nếu cao thì chắc tầm 8 triệu

– Với các ngân hàng và các công ty nước ngoài hay tập đoàn lớn thì khởi điểm bét cũng phải 7 triệu , cao hơn tý nữa thì đến 10 triệu

Về việc lương 1000$/tháng với sinh viên mới ra trường: Mình đã từng chứng kiến có một số bạn ra trường kiếm được 1000$/tháng nhưng đó là những bạn tham gia kinh doanh. Hoặc các bạn cày ngày cày đêm ở các công ty ( đi làm từ sáng có khi tới 10h đêm) mới về thì được cộng thêm lương overtime + lương doanh số gì gì đó thì tháng mới kiếm được tầm đó.

Nhiều người cứ hay chém hoặc là kiểu đồn lung tung hay bảo đứa này đứa kia đi làm ở công ty gì đó, mới thực tập thôi lương đã 700$. Hoặc bạn nào đó tiếng anh pro lắm lại có CFA nên lương hơn 1000$. Mình nói thật là điều đó là điều cực kỳ vô lý. Mình có biết một số anh trưởng phòng tại tập đoàn lớn như Cocacola thì họ có tới 6-7 năm kinh nghiệm và cực kỳ giỏi vậy mà lương cứng cũng chỉ có 800 – 900$/tháng. Chính vì vậy việc sinh viên mới ra trường kinh nghiệm chưa có không có doanh nghiệp nào tự nhiên bỏ ra một đống tiền như vậy. Với mức lương 1000$ họ có thể tuyển được rất nhiều người cực kỳ giỏi và có cực kỳ nhiều năm kinh nghiệm thay vì tuyển một sinh viên non nớt.

Vậy những bạn có ước mơ 1000$, nến như bạn thực sự muốn kiếm số tiền đó thật, thì bạn hãy kinh doanh, hoặc đầu tư gì đó. Chứ bằng đồng lương thông thường thì bạn không thể nào đạt được điều đó được đâu nhé.

c. Sự khác nhau giữa công ty vừa và nhỏ với công ty lớn

– Về mặt công việc: + Các công ty lớn có tính chuyên môn hóa rất cao. Chính vì vậy bạn vào làm thì sẽ chỉ được làm một việc nhất định. Ví dụ bạn làm hợp đồng thì suốt ngày chỉ ngồi làm hợp đồng. Bạn làm chứng từ xuất nhập khẩu thì suốt ngày ngồi làm chứng từ, bạn làm dữ liệu thì suốt ngày một đống dữ liệu. Và ở công ty lớn vì họ đã theo một quy trình sẵn nên áp lực đến với bạn là vì công việc quá nhiều làm không hết chứ không có việc gì quá khó cả.

Chính vì vậy nếu làm ở các công ty lớn, do khối lượng công việc nhiều nên bạn sẽ rèn luyện được tác phong làm việc nhanh nhẹn, phải làm thật nhanh thì mới hết việc, bạn sẽ biết cách sắp xếp các công việc theo tự ưu tiên, biết cách làm việc khoa học

+ Công ty nhỏ thì khác: Họ không có tính chuyên môn hóa cao nên thông thường một người sẽ phải làm rất nhiều việc khác nhau. Đôi khi sẽ không có ai hướng dẫn bạn, bạn vừa làm vừa phải mò mẫm, không có quy trình chuẩn và bạn phải tự tìm ra cách

=> Chính vì vậy bạn sẽ phát triển khả năng làm việc độc lập, tự xử lý các tình huống, phát triển khả năng sáng tạo của bạn

– Về cơ hội thăng tiến: + Ở các công ty lớn thì bộ máy nhân sự của họ thường đã bão hòa và thật sự rất khó cho bạn thăng tiến. Hơn nữa với tính chất công việc làm theo quy trình thì rất khó đánh giá năng lực của các thành viên

+ Ở các công ty nhỏ: Nếu bạn làm tốt thì bạn sẽ có cơ hội trở thành chủ chốt trong công ty

(Lưu ý là lương của các lãnh đạo công ty nhỏ chưa chắc đã cao bằng lương nhân viên các công ty lớn)

– Về môi trường làm việc: + Công ty lớn: Công ty lớn chắc chắn sẽ chuyên nghiệp hơn công ty nhỏ. Nhưng các bạn phải hiểu rằng chuyên nghiệp=>chính xác=>cẩn thận, tỉ mỉ=> khó tính. Chính vì vậy mà thông thường những sếp ở mấy công ty lớn này sẽ rất khó tính và có thể mắng bạn suốt ngày. Khả năng động viên, khích lệ tinh thần nhân viên của họ cũng rất thấp vì họ đâu có cần bạn, công ty họ lớn, bạn không làm thì thôi họ tuyền ngay được người khác…….=>chính vì vậy nhiều khi sẽ ức chế. Tuy nhiên thì làm việc ở mấy công ty này rất ổn định

+ Công ty nhỏ: Những sếp, thường là giám đốc những công ty nhỏ rất khéo. Họ từ hai bàn tay trắng làm nên, họ rất cần nhân viên giỏi cho họ và họ thường rất khéo trong giao tiếp và động viên nhân viên. Mình từng thấy nhiều sếp khéo cực kỳ luôn, không bao giờ làm mất lòng ai cả, kể cả khiển trách cũng cực kỳ khéo, không làm cho người bị mắng tự ái =>Mặc dù vậy nhưng lương thấp hơn và có thể không ổn định

-Cơ hội mở rộng mối quan hệ: Các công ty lớn thường nhân viên chỉ làm theo quy trình và ít có cơ hội quan hệ với những bên khác như chính quyền, ngân hàng,… còn các công ty nhỏ thì nhân viên sẽ phải làm trực tiếp nên sẽ có cơ hội va vấp xã hội nhiều hơn

Tóm lại, mỗi loại hình công ty sẽ cho bạn theo một hướng phát triển khác nhau. bạn làm công ty lớn thì lương cao nhưng cơ hội thăng tiến sẽ rất khó. kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ gói gọn trong lĩnh vực bạn được làm nhưng sẽ rất sâu ( vì làm đi làm lại liên tục). còn công ty nhỏ thì lương thấp hơn nhưng sẽ có cơ hội thăng tiến ( sau khi thăng tiến lương chưa chắc sẽ cao bằng bên công ty lớn). bạn sẽ có kinh nghiệm rộng về nhiều mảng công việc khác nhau

⇒ Chính vì vậy, việc lựa chọn công ty nào là phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người nhé, đừng máy móc

Nếu bạn muốn ổn định ⇒ làm công ty lớn

Nếu bạn muốn học hỏi để sau này mở công ty hoạch kinh doanh gì đó ⇒ nên làm công ty vừa và nhỏ

Cho dù bạn làm ở đâu hãy cố gắng làm tốt công việc của mình – khi các bạn làm tốt, các bạn chứng minh được năng lực của mình thì lúc đó chắc chắn các bạn sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng thôi

7. Quan hệ trong công việc (Một kẻ thù không phải là ít – trăm người bạn chưa phải là nhiều)

Mình đã từng có cơ hội giao tiếp với một số bên như Hải Quan, Thuế,… càng ngày mình càng hiểu là “mối quan hệ” quan trọng như thế nào. Giả sử bạn nhập khẩu, bạn không quen biết hải quan thì việc lấy hàng sẽ cực kỳ khó, nhưng bạn quen…..abc….cho họ rồi thì mọi việc trở nên vô cùng đơn giản

Có lần mình từng đọc trên face của một bạn doanh nhân A. Bạn A ấy bảo rằng thấy trên facebook của một người B viết nhiều cái bất đồng quan điểm với mình thế nên bạn ấy nghỉ chơi luôn, unfriend luôn, mặc kệ cho người B rất nổi tiếng. Theo ý kiến, kinh nghiệm cá nhân của mình thì bạn A ấy làm vậy để thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thể hiện rằng anh ấy CÁ TÍNH, thế nhưng chúng ta không nên TRẺ CON như vậy. Họ bất đồng quan điểm, hay họ có lỗi gì nhỏ nhỏ nếu không quá đáng thì mình nên bỏ qua cho họ. Cuộc sống nên như vậy, chúng ta nên mở lòng ra, nên kết thêm nhiều bạn bè, nên quan hệ nhiều thêm chứ đừng nên bó hẹp như vậy. Cuộc đời dài lắm và chả biết như thế nào, biết đâu nay mai đó mình có thể phải nhờ họ giúp đỡ. Sau này các bạn phải đi quan hệ với nhiều cán bộ nhà nước, họ sẽ vặn cho các bạn nhiều khi phải tức phát khóc thì thôi……Thế nhưng mình không thể giận họ được, vì mình cần họ và mình phải tìm cách lấy lòng họ để công việc của mình thuận tiện hơn……

Vẫn biết cá tính và cái tôi rất quan trọng nhưng trong thời điểm xã hội hiện nay thì quan hệ còn quan trọng gấp vạn lần những thứ đó. chính vì vậy để thành công thì bạn cần phải có quan hệ

Hãy nên nhớ rằng: một kẻ thù không phải là ít – trăm người bạn chưa phải là nhiều.

Có lẽ mình chỉ viết được đến đây thôi. mình chúc các bạn sớm tìm được công việc mà mình ưa thích và đạt được thành công trong cuộc sống.

P/S: Nếu có bổ xung thêm bài viết này sau 7 năm đi làm thì mình chỉ muốn nói là Đừng chọn công việc nhàn hạ hoặc dễ dàng. Vì những công việc đó sau này sẽ chẳng có tương lai và chẳng dẫn đến đâu cả. Mới đi làm hãy cố gắng chọn công việc thật bận rộn thật áp lực

5/5 - (1 bình chọn)
Previous Article
Next Article

One Reply to “Chia sẻ của cựu sinh viên FTU”

  1. Hồng Lê

    Hà Phương Thảo chị ơi, em muốn nhờ chị tư vấn thêm ah mà không có địa chỉ liên lạc. Chị cho em xin email hoặc sđt ah. Em cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *