Các Loại Hối Phiếu Theo Từng Cách Phân Loại

Hối phiếu là một công cụ thanh toán quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới để thanh toán nợ hoặc chuyển tiền. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng hối phiếu có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có đặc điểm, công dụng và quy định riêng biệt, tùy thuộc vào cách thức phát hành, người phát hành, cách sử dụng, và các tiêu chí khác.

Việc hiểu rõ về các loại hối phiếucách phân loại chúng không chỉ giúp cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn đúng công cụ thanh toán phù hợp mà còn giúp tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch tài chính. Bài viết này Dân Ngoại Thương sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về các loại hối phiếu theo từng cách phân loại, giúp bạn hiểu rõ hơn về công cụ thanh toán đặc biệt này.

Khái niệm hối phiếu là gì

Hối phiếu (tiếng Anh Bill of Exchange) là chứng chỉ ghi nhận khoản tiền thanh toán phát sinh từ hoạt động thương mại, do người kí phát lập, yêu cầu người khác (người bị ký phát) thanh toán 1 số tiền xác định cho người thụ hưởng khi có yêu cầu hoặc vào 1 thời gian xác định trong tương lai.

– Hối phiếu có thể được bán với giá chiết khấu (mức giá thấp hơn mệnh giá trên hối phiếu) với mức lãi suất ngắn hạn trên thị trường với điều kiện hối phiếu được chấp nhận và ký hậu. Người chấp nhận này có thể là ngân hàng.

– Một loại hối phiếu đặc biệt chính là tín phiếu kho bạc. Hối phiếu này được phát hành bởi Chính phủ, mục đích cho việc trả nợ ngắn hạn.

– Hối phiếu đã xuất hiện từ khá lâu từ thế kỷ XIV lúc đầu là hối phiếu tư nhân do người nợ lập trao cho người chủ nợ.

– Sang thế kỷ XVI hối phiếu đòi nợ xuất hiện do chủ nợ lập yêu cầu người mắc nợ phải thanh toán tiền cho người thứ ba hay người cầm hối phiếu.

Thông qua chuyển nhượng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ mua bán quốc tế, hối phiếu ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến, hơn 80% quan hệ giao dịch mua bán giữa các quốc gia với nhau sử dụng hối phiếu.

Xem thêm: Commercial Invoice Là Gì?

Hối phiếu có thể chuyển hoá thành tiền mặt ngay bất cứ lúc nào thông qua:

  • Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu.
  • Cầm cố hối phiếu ở ngân hàng.

Về phương diện pháp lý có ba nguồn luật điều chỉnh lưu thông hối phiếu

– Luật thống nhất về hối phiếu trong công ước Geneve 1930 – ULB (Uniform Law for Bill of Exchange) do các nước tham gia Công ước Geneva đưa ra năm 1930.

– Luật hối phiếu của Anh năm 1882 (Bill of Exchange act of 1882 viết tắt là BEA 1882).

– Luật thương mại thống nhất năm 1962 của Mỹ (Uniform Commercial Code of 1962 viết tắt là UCC 1962)

Trong ba luật điều chỉnh hối phiếu thì luật thống nhất về hối phiếu năm 1930 được quy định chặt chẽ, chi tiết và cũng được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.

Việt Nam không là thành viên tham gia Công ước Geneva 1930 nhưng trong quan hệ với các quốc gia vẫn sử dụng hối phiếu trong khuôn khổ của công ước ( Uniform Law for Bill of Exchange)

Đối tượng liên quan tới hối phiếu:

– Người ký phát hối phiếu (Drawer): Là người được thanh toán (có thể là nhà XK, người bán, người cung ứng dịch vụ…)

– Người trả tiền hối phiếu (Drawee): Là người mà hối phiếu gửi đến để đòi tiền (người mua, NK, người nhận dịch vụ hoặc là một người nào khác do người thanh toán chỉ định thường là các NH đại diện cho nhà NK như NH mở L/C, hay NH xác nhận, NH thanh toán)

– Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary): Là người trực tiếp được hưởng số tiền ghi trên hối phiếu.
Ở Việt nam theo chế độ quản lý ngoại hối thì người hưởng lợi là các NHTM kinh doanh ngoại hối được NH Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh ngoại hối.

Mẫu hối phiếu - Bill of Exchange

Để hiểu rõ hơn về nội dung của hối phiếu các bạn có thể tham khảo những chia sẻ của giảng viên khoá học xuất nhập khẩu tại trung tâm Lê Ánh dưới đây (Đây là địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế được đánh giá tốt nhất hiện nay): Nội dung của Hối phiếu – Bill of Exchange

Các Loại Hối Phiếu

Hối phiếu được phân loại dựa vào các tiêu chí khác nhau, cụ thể các bạn theo dõi dưới đây:

Phân loại hối phiếu căn cứ vào thời hạn trả tiền

Hối phiếu trả tiền ngay: Là hối phiếu mà người trả tiền phải thanh toán ngay khi nhìn thấy hối phiếu (thường là sau hai ngày làm việc).

Ví dụ: Ngày ký phát hối phiếu trả tiền ngay là 1/5/X 🡪 chậm nhất sau 90 ngày ( VN), 1 năm ( luật Quốc tế) Kể từ ngày ký phát thì cần phải xuất trình hối phiếu để đòi tiền 🡪 Chậm nhất sau 2 ngày làm việc sau ngày xuất trình, thì phải thanh toán hối phiếu.

Hối phiếu có kỳ hạn: Quy định sau một thời gian nhất định (có thể là sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu, sau ngày chấp nhận hối phiếu, sau ngày ký trên vận đơn B/L thì sẽ được thanh toán.)

(1) 1 thời hạn nhất định kể từ ngày chấp nhận hối phiếu;

(2) 1 thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu;

(3) 1 thời hạn nhất định kể từ ngày vận đơn;

(4) 1 thời hạn nhất định kể từ ngày hóa đơn;

(5) tại 1 ngày cụ thể trong tương lai.

Các loại hối phiếu căn cứ vào chứng từ hàng hóa đi kèm

Hối phiếu trơn: Hối phiếu này phát hành không có chứng từ đi kèm. Thường được dùng để thanh toán tiền phạt, tiền bồi thường và các khoản đi kèm.

Có 2 cách để đòi tiền thông qua hối phiếu trơn:

  • Trường hợp thanh toán nhờ thu trơn – Clean Collection: Hối phiếu trơn sẽ được gửi cho ngân hàng của nhà xuất khẩu đến bên nhập khẩu.
  • Trường hợp thanh toán tín dụng trơn – Clean Credit: Hối phiếu trơn sẽ được gửi cho ngân hàng của nhà xuất khẩu đến ngân hàng của bên nhập khẩu (ngân hàng mở).
  • Hối phiếu kèm chứng từ: Hối phiếu này được phát hành kèm chứng từ, hối phiếu và chứng từ không được tách rời nhau.

Các loại hối phiếu phân loại căn cứ vào tính chuyển nhượng

Hối phiếu đích danh: ghi rõ tên người thụ hưởng, không kèm theo điều khoản trả theo lệnh nên không chuyển nhượng được.

Hối phiếu vô danh: Loại hối phiếu này không ghi tên người thụ hưởng mà chỉ ghi cụm từ “trả cho người cầm hối phiếu” nên ai cầm nó thì là người được hưởng các quyền lợi của hối phiếu.

Hối phiếu theo lệnh: Trả theo lệnh của người thụ hưởng được chuyển nhượng bằng cách ký chuyển nhượng ở mặt sau của hối phiếu (gọi là hậu chuyển nhượng).

Ví dụ: Người bán giao hàng cho người mua 🡪 Người bán ký phát hối phiếu ( dưới 90 ngày với VN; dưới 12 tháng với Quốc tế) 🡪 Người bán xuất trình hối phiếu đến người mua 🡪 Người bán chấp nhận thu tiền hối phiếu.

Căn cứ vào chủ thể lập hối phiếu

Hối phiếu thương mại: Hối phiếu này do người bán lập ra để đòi tiền người có trách nhiệm thanh toán hàng hoá bán ra, xuất khẩu hoặc các dịch vụ cung ứng liên quan khác.

Hối phiếu ngân hàng: Do ngân hàng ký phát ra lệnh cho ngân hàng đại lí của người trả bằng một số tiền nhất định cho người được thụ hưởng.

Ngoài ra còn có 1 số cách phân loại khác:

  • Phân loại theo pháp nhân phát hành: Hối phiếu doanh nghiệp và hối phiếu ngân hàng.
  • Phân loại theo nghiệp vụ chấp nhận: Hối phiếu đã được ký chấp nhận; hối phiếu chưa được ký chấp nhận.
  • Phân loại theo loại tiền tệ: Hối phiếu nội tệ và Hối phiếu ngoại tệ.

Tham khảo thêm:

Các văn bản pháp luật quy định hối phiếu tại Việt Nam

Hiện nay hối phiếu được quy định trong luật hối phiếu số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội. Đây là luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2017 và thay thế cho Luật Hối Phiếu số 16/2005/QH11

Theo đó hối phiếu là một loại giấy tờ có giá trị tương đương với tiền mặt, được người gửi hối phiếu (người trả tiền) phát hành để yêu cầu người nhận hối phiếu (người được trả tiền) thanh toán 1 khoản tiền nhất định.

Luật Hối phiếu quy định các nội dung cơ bản của hối phiếu, quy trình phát hành, chuyển nhượng, thanh toán và giải quyết tranh chấp liên quan đến hối phiếu. Ngoài ra luật cũng quy định các trường hợp mà hối phiếu không có giá trị, như hối phiếu bị giả mạo, hối phiếu đã hết hạn, hối phiếu không đầy đủ chữ ký,..

Trên đây là khái niệm hối phiếu là gì và chi tiết các loại hối phiếu theo từng cách phân loại cùng thông tin về các văn bản quy định về hối phiếu để các bạn có thể tìm hiểu và nghiên cứu thêm. Mong rằng những kiến thức Dân Ngoại Thương chia sẻ trong nội dung bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!

Tham khảo thêm >>

Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất

5/5 - (1 bình chọn)
Previous Article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *