Bộ chứng từ thanh toán quốc tế gồm những gì

Bộ Chứng Từ Thanh Toán Quốc Tế Gồm Những Gì?

Khi thực hiện các nghiệp vụ trong xuất nhập khẩu, một yếu tố bắt buộc, không thể thiếu chính là phải có đầy đủ bộ chứng từ thanh toán quốc tế. Việc chuẩn bị một bộ chứng từ đầy đủ, chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, nhanh chóng trong thực hiện các giao dịch, hạn chế các rủi ro về mặt pháp lý trong quá trình xuất nhập hàng hóa.

Vậy một bộ chứng từ thanh toán quốc tế đầy đủ sẽ gồm những gì? Bài viết dưới đây Dân Ngoại Thương sẽ cung cấp cho các bạn câu trả lời về câu hỏi trên.

1. Thanh Toán Quốc Tế Là Gì?

Với các hoạt động thương mại quốc tế, dù doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán nào thì đều cần đến các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật hay còn gọi đầy đủ là bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ và quyền hưởng lợi, phát sinh từ các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân ở quốc gia này với tổ chức, cá nhân ở nước khác, hoặc giữa quốc gia với tổ chức quốc tế nhờ quan hệ ngân hàng của các quốc gia liên quan.

Qua đây, thanh toán quốc tế có thể phục vụ cho cả kinh tế và phi kinh tế, và hai lĩnh vực này thường sẽ có sợi dây liên kết, giao thoa với nhau.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại thương, các hoạt động thanh toán quốc tế cũng được thúc đẩy phát triển mạnh hơn và phục vụ cho nhiều lĩnh vực hơn.

Bộ chứng từ thanh toán quốc tế

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt Nhất

2. So Sánh Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế

Dưới đây là một số phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay:

  • Trả trước: Advance payment
  • Nhờ thu trao chứng từ khi chấp nhận thanh toán: Documents against Acceptance
  • Nhờ thu trao chứng từ khi thanh toán: Documents against Payment
  • Thư tín dụng: Letter of Credit
  • Trả sau: Deferred payment
Phương thức thanh toán Trường hợp áp dụng Ưu điểm Nhược điểm
Trả trước  Thương vụ giá trị nhỏ – Người xuất khẩu: Tận dụng vốn của người nhập khẩu để sản xuất hàng.

– Người xuất khẩu  không có rủi ro. 

– Chi phí thấp

– Rủi ro với người nhập khẩu: hàng không đúng mô tả, hoặc hàng không được giao. 
Nhờ thu trao chứng từ khi chấp nhận thanh toán Người nhập khẩu với chỉ số tín dụng cao, đủ tiêu chuẩn. 

Thương vụ giá trị nhỏ

– Giúp người nhập khẩu có một khoảng thời gian để bán hàng và hoàn vốn trước khi thanh toán. 

– Chi phí thấp

– Rủi ro với người xuất khẩu nếu người nhập khẩu không đồng ý nhận hàng. 
Nhờ thu trao chứng từ khi thanh toán  Người nhập khẩu với chỉ số tín dụng cao, đủ tiêu chuẩn. 

Thương vụ giá trị nhỏ

– Khi thanh toán, chứng từ không được trao. 

– Chi phí thấp

– Rủi ro với người xuất khẩu nếu người nhập khẩu không đồng ý nhận hàng. 
Thư tín dụng Thương vụ đầu tiên

Thương vụ giá trị lớn

– Với chứng từ phù hợp, ngân hàng sẽ thanh toán đầy đủ cho người xuất khẩu. – Thư tín dụng không hủy ngang và có thể sửa đổi nếu muốn.  – Người xuất khẩu phải chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ, cẩn thận và chính xác. 

– Chi phí cao

Trả sau Người nhập khẩu là khách hàng trung thành, độ uy tín cao.

– Thương vụ giá trị nhỏ

– Việc chuẩn bị giấy tờ, chứng từ dễ dàng, nhanh chóng. 

– Chi phí thấp 

– Rủi ro với người xuất khẩu vì có thể không nhận được tiền thanh toán hoặc chậm trễ trong việc việc thanh toán. 

3. Bộ Chứng Từ Thanh Toán Quốc Tế

*Hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại là hóa đơn quan trọng nhất trong thanh toán quốc tế, gồm những thông tin về chi tiết nghiệp vụ hàng hóa, gồm những phần sau:

  • Thời gian lập hóa đơn
  • Tên và địa chỉ (cả người mua, người bán)
  • Chi tiết về hàng hóa: tên, mã hàng, đơn giá, số lượng, trọng lượng,…
  • Thời gian gửi hàng
  • Thông tin về tàu chở
  • Thời gian rời cảng
  • Thời gian dự kiến đến
  • Địa chỉ cảng đi, cảng đến
  • Nêu những điều kiện khi giao hàng
  • Nêu những điều kiện khi thanh toán
  • Một số ghi chú khác

*Một số hóa đơn khác

*Vận đơn đường biển: Là chứng từ do vị vận chuyển lập, cấp cho người gửi hàng, với mục đích xác định quyền sở hữu đối với hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, là hợp đồng vận chuyển giữa nhà vận chuyển và người xuất nhập khẩu với mục đích xác định nghĩa vụ và quyền lợi giữa hai bên.

*Bảng kê chi tiết: Những thống kê danh mục hàng hóa thuộc lô hàng, để việc quản lý hàng hóa dễ dàng hơn thông qua việc cấp mã hàng và gọi tên theo bảng kê này.

*Phiếu đóng gói: Đây là một chứng từ để kê khai các loại hàng hóa trong kiện hàng đó, phiếu bao gồm tên người bán, tên hàng hóa, người mua, số hiệu hóa đơn, số thứ tự lô hàng, cách đóng gói kiện hàng, số lượng hàng hóa, trọng lượng,…

*Giấy chứng nhận xuất xứ: Đây chính là chứng tù dùng để xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, được cấp bởi nhà xuất khẩu hoặc phòng thương mại quốc gia đó. Nội dung gồm tên địa chỉ của nhà xuất khẩu, tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, mã số hiệu, lời khai của chủ hàng hóa, xác nhận của phòng thương mại.

*Giấy chứng nhận Phẩm chất/Số lượng/Trọng lượng/Bao bì/Mùa vụ: Do cơ quan giám định độc lập kiểm định cấp.

*Bảo hiểm đơn

*Giấy chứng nhận vệ sinh

*Tờ khai hải quan: những người chủ hàng hóa sẽ phải kê khai chi tiết về các thông tin hàng hóa trên tờ khai hải quan để cơ quan kiểm tra trong quá trình xuất nhập khẩu.

4. Bộ Chứng Từ Thanh Toán Quốc Tế Do Ai Lập

Bộ chứng từ này thông thường sẽ do nhà xuất khẩu hàng hóa lập hoặc do phòng thương mại của quốc gia xuất khẩu cấp nếu trong L/C đã quy định.

5. Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Thanh Toán Quốc Tế

Cách thức kiểm tra:

  • Kiểm tra hối phiếu: Có chữ ký bằng tay mới có giá trị thanh toán;…
  • Kiểm tra Hóa đơn thương mại: Số lượng hóa đơn xuất ra có đủ về số lượng không; thông tin liên quan đến người mua và người bán; chữ ký trên hóa đơn; thông tin trên hóa đơn;…
  • Kiểm tra vận đơn đường biển: Thông tin trên vận đơn, chữ ký, tính xác thực của vận đơn, số bản của vận đơn, mục người gửi hàng;…
  • Kiểm tra chứng từ bảo hiểm: Số lượng chứng thư đã phát hành, chữ ký; số tiền bảo hiểm; thông tin về người hưởng bảo hiểm; những thông tin trên bảo hiểm;…
  • Kiểm tra phiếu đóng gói: Thông tin trên phiếu, các bên liên quan, số lượng,…
  • Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ
  • Kiểm tra những chứng từ liên quan khác: Thông tin liên quan có phù hợp, chính xác không?…

Bài viết trên đây là những chia sẻ chi tiết về bộ chứng từ đầy đủ trong thanh toán quốc tế phục vụ cho các hoạt động thương mại quốc tế. Hy vọng với bài viết này Dân Ngoại Thương đã giúp các bạn có thêm những kiến thức mới về một số vấn đề trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!!!

Tags: Bộ chứng từ thanh toán quốc tế, download bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế, bộ chứng từ thanh toán quốc tế do ai lập, kiểm tra bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế, câu hỏi về bộ chứng từ thanh toán quốc tế, bộ chứng từ thanh toán quốc tế gồm những gì…

Tham khảo thêm: 

Rate this post
Previous Article
Next Article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *